Xin Bấm
vào hàng chữ trên đây để đọc pdf file
Việt Báo Carolina
Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013
Thăm Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Thăm Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc pdf file
Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc pdf file
Thăm nhà bà Magaret Mitchell
Thăm nhà bà Magaret Mitchell
Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc pdf file
Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc pdf file
Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010
Tái Ngộ Âu Châu
Trong chuyến đi Âu châu hai năm về trước, tôi đã mãn nguyện là được gặp lại gia đình người bạn thân bên Đức, thăm một người bạn thân khác đang nằm Viện Dưỡng Lão tại Hoà Lan, (một năm sau người bạn bất hạnh của tôi qua đời), và được gặp gỡ vài người trong giới văn nghệ sĩ Paris là Nhạc sĩ, TS Lê Mộng Nguyên, nhà thơ Đổ Bình, và nhà văn Phương Du BS Nguyễn Bá Hậu.
Tái ngộ Âu châu lần nầy, tôi vừa đi chơi vừa lo. Lo, bởi vì con gái út của chúng tôi cố tình mua vé cho chuyến đi kéo dài đến 3 tuần lễ, (10-31 tháng 5, 2010), để có rộng thời gian du hí. Tôi sợ sẽ trở ngại việc làm báo, nhưng rốt cuộc, việc cũng đâu vào đó, mặc dầu có chậm trễ ít ngày so với thường lệ. Coi vậy mà người yêu lỡ thời, khó tánh, và hay làm eo của tôi cái laptop đem theo vẫn trung thành với ông chủ báo nghèo.
Ngày 10/5/10, chúng tôi bay từ Charlotte , NC , qua Hamburg , nghỉ ngơi ít ngày rồi đi xe bus suốt đêm để đến Croatia , một nước nổi danh với người hùng Tito từng lãnh đạo nước cộng sản NamTư thời chiến tranh lạnh.
Xin mở dấu ngoặc để viết tóm tắt về Thống Chế Tito: Theo tài liệu, Tito tên thật là Josip Broz (1892-1980), cố chủ tịch cộng sản Nam Tư II (Yugoslavia II. Cổ Nam Tư I gồm Serbia và Slovenia ), sanh trưởng tại Krumrovec , Croatia , theo cộng sản từ thời Stalin. Trong thế chiến thứ nhứt (1914-1918) ông Josip Broz gia nhập quân đội Áo, cấp bậc hại sĩ quan; sau khi chiến tranh chấm dứt, trở về Croatia hoạt động bí mật, tổ chức đảng cộng sản và bị bắt giam từ 1928 đến 1934. Trong thời gian ấy ông mới dùng biệt danh Tito.
Sau khi ra tù ông đến Moscow làm việc cho công sản quốc tế Năm 1936, Tito được đưa về Nam Tư để thành lập đảng cộng sản và đã trở thành tổng bí thư năm 1937. Trong giai đoạn nầy Tito hết mực trung thành với chỉ thị của Comintern, lên án cuộc đô hộ của người Serbe đối với các sắc tộc của quốc gia Nam Tư.
Năm 1941, nhân quân đội Nazi Đức tấn công cả Nam Tư lẫn Liên Bang Xô Viết (USSR), Tito tổ chức thợ thuyền thành một lực lượng kháng chiến chống Đức và các đồng minh phát xít của Croatia.
Năm 1942, Tito thành lập chính phủ cộng sản đô hộ lâm thời, việc nầy đã đưa ông đến những xung đột với sắc dân Cetniks, một phong trào nổi dậy của người Serbian nhăm phục hồi nền quân chủ. Sau nhiều lần hoà giải thất bại, năm 1944, nhóm chống đối đành chấp nhận đường lối của Tito.
Tháng 3/1945, ông được thừa nhận làm Thủ tướng. Cuối năm ấy, nước Đức bị đánh bại và quốc gia vốn bị xé nát bởi chiến tranh trở nên mất đoàn kết, Tito bèn lập ra một đảng độc tài, không cộng hòa cũng chẳng quân chủ, nắm trọn quyền kiểm soát Nam Tư.
Năm 1948, bị kiểm điểm trong một cuộc họp của cộng sản quốc tế, Tito đã can đảm bác bỏ mọi chỉ trích của Stalin. Hành động nầy đặt ông trước 2 sự chọn lựa: một là thần phục hẳn vào cộng sản quốc tế, hai là tự độc lập lấy. Với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, ông chọn độc lập. Thế là đảng cs Yulosvakia bị khai trừ ra khỏi Comintern. Ông Tito cốc cần. Với hai người phụ tá đắc lực là Edward Kardelj và Milovan Djilas, ông đã áp dụng những ý niệm cộng sản về tổ chức lao động vào tình huống thực tế của quốc gia thành chủ nghĩa Marxist nhân bản (Marxist humanism), tuy vẫn duy trì vị thế độc tôn của đảng cộng sản nhưng cho phép một vài cải cách tự do. Chính nhờ Tito chia tay sớm với Comintern mà cộng sản quốc tế đã không tràn ngập khắp Âu châu.
Tito lãnh đạo Liên bang Cộng hòa Xã hội Nam Tư (Nam Tư II) 35 năm (1945-1980). Sau khi ông chết, nhiều sắc tộc trước theo cộng hoà hay quân chủ hận thù, tách ra đòi tự trị đưa đến cuộc nội chiến đẫm máu 1991-1995 giữa người Serbian và Croatian cướp đi 200.000 sinh mạng.
Trở lại chuyến đi: Đúng 6 giờ 30 chiều 14/5, xe bus khởi hành. Đoạn đường đi đến Croatia dài 1.400 km. Trước khi ra xa lộ, xe chạy len lỏi nhiều giờ qua những con đường chật hẹp. Qua Âu châu 2 lần, tôi có thể nói đường sá ở Âu châu không thể nào sánh được với hệ thống giao thông ở Mỹ. Và đối với tôi, ở đâu cũng không sướng bằng ở Mỹ.
Quá ngọ ngày hôm sau, chúng tôi vào đất Croatia . Nhân viên kiểm soát biên giới lên xe coi passport, nhìn mặt từng người rồi cho xe chạy. Đến khách sạn khoảng 3 giờ chiều, trước khi nhận phòng, cả đoàn nggười chúng tôi được chào mừng bằng một mâm ly champagne vàng óng. Tôi vốn kỵ champagne, nhưng cũng nốc hết 3 ly, có lẽ rượu ngon và cũng có lẽ tại đi đường xa khát nước (?)
VIẾNG PHỐ CỔ POREC
Buổi chiều đầu tiên đến khách sạn Zagreb tại Porec bầu trời u ám, mưa rơi lất phất, làm buồn thúi ruột. Ấy vậy chúng tôi cũng rủ nhau đi một vòng xem phong cảnh. Mưa càng lúc càng nặng hột khiến chúng tôi bỏ dở nửa chừng, quay lại.
Sáng hôm sau nắng lên, chúng tôi lại lội bộ ra phố. Thành phố cổ Porec với những mái nhà xưa ngói đỏ, một ngôi thánh đường và một pháo đài xây trên bờ biển. Đi bộ hơn một giờ đã hết chỗ xem, tôi bèn mời hai ông bạn vô quán để giải khát. Beer Porec khá thơm, giá 16 kuna một ly lớn (1 euro ngày đó bằng 5,6 kuna, gần 4 USD).
THĂM ĐẤU TRƯỜNG PULA
Ngày 18/5: Bạn tôi rủ đi tàu qua đảo chơi nhưng tôi từ chối vì bận việc. Nhưng hôm sau nghe nói đi đấu trường Pula , tôi đi liền. Trên con đường dài 90 phút lái xe, làng mạc, nhà cửa tương đối vắng vẻ. Trong khung cảnh thanh bình ấy, những vườn cây olive chưa tới mùa gặt hái và những khóm hoa poppy màu đỏ thẵm thay nhau trôi ngược về phía sau,… Vừa xuống xe đi bộ từ bờ biển vào phố, tôi choáng ngợp bởi hình ảnh đấu trường cao sừng sừng trưóc mắt. Tôi từng đăng bài về Coloseum thành Rome , nay chính mắt mình thấy một đấu trường tương tự đã có tự thời đế quốc La Mã 2.000 năm về trước thi bảo sao không thích?
Khi đến gần chụp hình, tôi tự hỏi qua thời gian, đã có bao nhiêu lần những đấu trường rộng mênh mông nầy đẫm máu? Tài liệu cho biết đấu trường Pula 132m x 105m, tường vòng tròn cao 32m, được xây giữa 27 BC-69 AD, và là 1 trorng 6 đấu trường lớn nhứt còn tồn tại đến ngày nay. Tại những nơi ấy đã từng xảy ra các trò vui man rợ. Người ra đấu trường muốn sống còn phải giết chết đối thủ hoặc một con thú dữ như cọp hay sư tử hoặc ngược lại. Nói chung thành phố biển Pula cũng thông thường như các thành phố khác, ngoại trừ di tích lịch sử là đấu Pula trường đang sửa chữa.
VIẾNG THÀNH PHỐ NỔI VENICE
Sáng sớm 20/5, chúng tôi đi tàu đò từ cảng Porec mất 4 giờ qua viếng thành phố nổi Venice (tiếng Pháp). Ý: Venezia, Đức:Venedig. “Tàu đò” là một chiếc du thuyền có tên là Prine Of Venice do Úc đóng và được Ý mua lại năm 1990. Tại bến cảng, du thuyền nằm hổng trên mặt nước, khi lên, chúng tôi mới biết nó chứa được 600-700 người và chạy bằng turbo với tốc độ cao. Trong tầng I, ngươì hướng dẫn du lịch dùng tiếng Đức, Anh, Pháp, giải thích rõ những nơi cần thăm viếng cũng như các phương tiện di chuyển tại Venice . Ông nhắc nhở khi lên bờ, nhớ bám sát người hướng dẫn của nhóm để khỏi bị lạc và nếu có lạc thì cố gắng đến tụ điểm đúng giờ để được rước về. Thật vậy, khi chúng tôi từ tàu đò (khác với du thuyền) bước lên bờ thì đã thấy một rừng người đông ngẹt. Tôi ham chụp hình nên luôn lọt tọt phía sau. Chốc chốc, bà xã tôi phải quay lại dòm chừng, làm như bả sợ lạc mất thằng con!
Chúng tôi len lỏi qua nhiều đường phố, con đường nào cũng người đông như kiến, sau cùng đến sân trống của trung tâm du lịch. Sau khi chụp hình nhà thờ, dải cao ốc nổi tiếng tại San Marco, ăn uống, mọi người lại kéo nhau đi và lại leo hết chiếc cầu nầy đến chiếc cầu khác nhìn những chiếc ca nô và chiếc gondola chở du khách đang lướt nhẹ trên mặt nước.
Thời đi học nghe đến Venice với những chiếc gondola đưa từng cặp tình nhân đi đu ngoạn tôi thấy thơ mộng làm sao! Nhưng bây giờ có ai cho tiền biểu bước xuông chiếc gondola nhỏ nhoi đó tôi cũng không thèm. Nó chẳng khác gì chiếc xuồng tam bản hay chiếc võ lãi miệt Cà Mau, chỉ khác là ngắn hơn, mũi, lái của nó vễnh lên làm dáng, và có ghế ngồi hẳn hoi. Còn chèo thì cũng như nhau.
Đi thêm một đỗi, ông bạn già của tôi chỉ mũi tên có chữ WC làm tôi mừng húm! Lần nầy tôi rảo bước một cách hăng hái, không còn đi chậm chạp như trước nữa. Đến nơi phải sắp hàng trả 1,5 euro mới được qua cổng. Tiền Mỹ xấp xỉ 2 đô la. Giải quyết xong “bầu tâm sự”, tôi cảm thấy thơ thới hân hoan, nhưng vì đôi chân đã rã rời, nên đề nghị nhắm hướng đến Piazza San Marco, chỗ đã đến, để kiếm chỗ ngồi nghỉ ngơi.
Sau một lúc, thấy dư thì giờ, các bạn của tôi còn hăng nên đi tiếp; còn tôi thì quyết bám trụ ở đây chờ đến lúc tập trung để đi về. Vì vậy các bà giao tôi giữ nhiều túi xách tay và áo lạnh chất thành một đống. Một lát sau, thấy tôi ngồi ngáp, một cô bạn đi tìm tiệm café mua đem về cái ly giấy nhỏ xíu đựng café gì hớp một cái là hết. Hỏi bao giá nhiêu, cổ nói 3,5 euro, hơn 4, 5 đô la. (Ông tài xế xe bus người Đức đã cảnh báo trước chúng tôi giá cả ở Venice rất đắc đỏ, nên cẩn thận kẻo bị khứa cổ).
Hết buồn ngủ, tôi nhờ người bạn giữ đồ đạt và đi nghe ké nhạc sống trước một nhà hàng. Nghe chán, tôi thả bộ quanh quẩn trong sân rộng rồi đứng nhìn từng đàn bồ câu bay lên đáp xuống. Ở cuối sân, một đám học sinh đi trật tự trong hàng, vừa đi vừa hát trông thật hồn nhiên vui vẻ. ………
Đúng giờ hẹn, mọi người tề tựu đông đủ. Tour guide cầm dù đi trướ giắt chúng tôi ra bến rồi lùa từng tốp 10 người xuống một chiếc ca nô. Sau đó nó chạy len lỏi giữa các dải phố để chúng tôi có một cái nhìn tổng quát về thành phố nổi Venice .
Chiếc canô chở nhóm chúng tôi giảm tốc độ mỗi lần chui qua cầu và nhận kèn nhiều lần trước khi đến một ngả ba hay ngả tư. Sau khi ra nhô biển, nó quay đầu chạy một vòng khác vào phố trước khi phóng thẳng về bến cảng Marittima, nơi chiếc du thuyền Prince Of Venice nằm chờ để đưa mọi người trở về Porec…
Móc cu ra
Buổi sáng sớm, trong lúc chúng tôi đang đứng chờ trả phòng, bỗng có người nói lớn: “Bà con cô bác có ai còn cu không? Cu lớn, cu nhỏ gì cũng móc ra xài cho hết”. Thì ra là khách sạn không đổi tiền Kuna của Krotia ra tiền Euro hay Đô la. Kuna cũng không dùng được trong các nước lân bang như Slovenia, Áo và Đức. Có lẽ nhờ vậy, cái quán nhỏ bên hông khách sạn bán được nhiều hàng vào giờ chót.
Một tuần lễ ở khách sạn, chúng tôi ăn uống mệt nghỉ, ngày 2 bữa sáng, tối với trên 100 món ăn, từ đồ biển, đến đồ chay, bánh mì, fromage, bơ, sữa, café, trà, món tráng miệng đủ thứ. Giã từ Porec, một thị trấn hiền hòa với mặt biển lặng yên với những di tích lịch sử nổi tiếng từ thời xa xưa...
Qua biên giới Slovenia Cũng như bận đi, xe dừng lại sau 2-3 giờ chạy để mọi người xuống ăn uống và đi vệ sinh. Đến trưa chúng tôi ra khỏi đất Crotia và đến trạm kiểm soát biên giới Slovenia . Hai trạm cách nhau khỏang 100 mét; nhân viên lên xe coi Passport và nhìn mặt từng người rồi cho xe chạy. Cộng Hòa Slovenia là một nước nhỏ, rộng 20.000 km2, dân số 2 triệu, nhưng có đội banh khá hay trong World Cup 2010. Tuy chỉ bằng 1/150 dân số HK, nhưng đội Slovenia đánh giá thấp đội US chỉ là một “small team” để rồi sau đó bị cầu thủ Landon Donovan sút một cú sấm sét tung lưới, làm thủ môn đội Slovenia trở tay không kịp. (Trận nầy trong tài từ chối bàn thắng thứ 3 của Mỹ nên kết quả 2-2).
Thăm thành phố Salzburg , Áo Bởi Slovenia quá nhỏ nên không bao lâu, chúng tôi đã vào nước Áo. Từ đây phong cảnh khác lạ với rặng Alps hùng vĩ, chập chùng và những thung lũng rất sâu. Phía bên phải là những ngọn núi cao còn tuyết phủ tráng xóa từ trên đỉnh chạy dài xuống lưng chừng sườn dốc. Trên con đường độc đạo ấy, xe phải chun qua nhiều đường hầm như hầm Karawanken dài 8 km, Tawer 6,4 km, và Katchberg tunnel dài 5,4 km... Sau khi ra khỏi đường hầm lại thấy núi xanh và tuyết trắng... Với diện tích 83.000 km2, Áo rộng gấp 4 lần Slovenia, và với dân số 8 triệu, cũng đông gấp 4 lần.
Khoảng 3 giờ, xe bus đổ tại một nơi công cộng dành cho du khách. Sau khi dặn dò chúng tôi những điều cần thiết, bác tài người Đức lái xe đưa bà vợ mập của ông ta đi mất. Nhóm chúng tôi cứ lần theo bản đồ hướng dẫn mà bước tới. Mục tiêu thứ nhứt là toà lâu đài cao chót vót trước mặt. Chúng tôi đi bộ hơn 15 phút mới đến cái sân rộng mênh mông và phải đi theo đường vòng xoắn ốc hết 20 phút nữa mới lên đến một tầng cao tương đối để có thể quan sát một góc thành phố Salzburg với những nóc chuông thánh đường như bạn đọc đã thấy hình chụp ở đầu bài.
Về nhà đọc tài liệu, tôi mới biết đó là tu viện NONNBERG(NONNBERG ABBEY) được xây năm 714 và được sửa chữa vào năm 1000. Năm 1423, tu viện bị chiến tranh tàn phá và chỉ được phục hồi giữa 1464ể1509. Bận lên, người nào cũng thở há họng, nhưng bù lại, chúng tôi được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc cách đây 13 thế kỷ. Sau khi xuống tu viện, chúng tôi kéo nhau qua vài đường phố và nhắm hướng tiến đến mục tiêu thứ hai là công viên du lịch chính của thành phố Salzberg. Giữa sân trống rất rộng, một con ngựa trắng đang bước chậm rãi để người ngồi trên xe có đủ thời gian ngắm cảnh. Và dọc theo lối đi có nhiều kiosques bán quà kỷ niệm cho du khách, quày bán bánh mì, bánh ngọt, thức uống... Riêng bánh bagel ở đây rất to, khi thấy tôi nhắm máy, một cô mắc cỡ đưa cái bánh lên che hết khuôn mặt!
Trong lúc chụp hình một tác phẩm nghệ thuật ở giữa sân, tôi bị lôi cuốn bởi tiếng vĩ cầm trổi lên dìu dặt đâu đó. Khi được biết Salzberg là quê hương của nhạc sĩ Mozart, tôi không thể không đến với người đang kéo vĩ cầm, dù ông đàn trước công chúng. Qua cung cách trình diễn, tôi nghĩ chàng nhạc sĩ trẻ nầy đã đặt hết tâm hồn mình trong nốt nhạc và trộm nghĩ rằng đây có thể là một sinh viên nghèo của một nhạc viện nào đó ra ngoài đàn để kiếm tiền ăn học.
Wolfgang Amadeus Mozart: Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Mozart là con của một gia đình âm nhạc mà người cha là nhà soạn nhạc Leopol Mozart. Năng khiếu nhạc của Mozart phát triển rất sớm nên ông đã sáng tác nhạc từ lúc lên năm. Lúc sanh tiền, tuy Mozart nổi tiếng trong thế giới âm nhạc, nhất là tại Âu châu, nhưng ông luôn sống trong sự nghèo đói. Ít khi người ta trả tiền công cho ông; về sau thỉnh thoảng có được vài món tiền bất ngờ thì ông lại hoang phí theo lối sống phóng túng của người nghệ sĩ; đưa đến tình trạng sức khỏe suy sụp để rồi chết đi khi vừa được 35 tuổi. Ông được chôn trong một nghĩa địa dành cho những kẻ bần cùng tại Vienna . Danh tài Wolfgang Amadeus Mozart mất cách đây hơn 200 năm, nhưng nhạc cổ điển Mozart vẫn sống mãi với thời gian. Đó là những điều tôi cảm nhận được qua thời gian ngắn ngủi thăm viếng thành phố văn hóa Salzburg của nước Áo.
Sau ngày nghỉ dưỡng sức, người bạn đưa chúng tôi qua Đan Mạch cách 4 giờ lái xe. Luật Đan Mạch bắt buột xe cộ phải mở đèn, dù là ban ngày. Ra khỏi những con đường ngoằn ngoèo chật hẹp của thành phố Hamburg , xe bắt đầu phóng nhanh trên xa lộ.
Nhận xét của tôi (không biết có đúng không?): Những cách đồng vàng ối xen kẻ với những cánh quạt gió là điểm đặc trưng của Đan Mạch. Thật ra tôi đã thấy loại hoa vàng nầy ở ngoại ô nước Đức và Hoà Lan rồi; nhưng ở đây, màu vàng của hoa Canola làm sáng rạng cả một cánh đồng bát ngát. Và xa xa bên trong, màu trắng của những trụ quạt gió cao ngất đứng nổi bậc trên khung trời.
Cây Canola thân thảo như cây lúa cao khỏang một mét. Hạt được dùng ép dầu để làm bơ, một sản phẩm chất béo gốc thực vật mà trong qui trình sản xuất, người ta thêm vitamine, sữa để có nhiều proteine, acid citric, nước, muối, và các hương liệu…
Còn về quạt gió, tài liệu cho biết 20% điện dùng trong nước Đan Mạch được cung cấp từ những turbine nầy. Chẳng những thế, Đan Mạch còn xuất cảng quạt gió nổi tiếng của mình qua EU và Hoa Kỳ. Thí dụ năm 1999, hãng Vestas cung cấp turbine phát điện đầu tiên cho thành phố Byron, Wisconsin. Năm 2007 đã chuyển giao thêm 88 turbines cho dự án Bầu Trời Xanh (Blue Sky Green Project) của tiểu bang nầy.
Hãng phát điện Vestas cũng có nhiệm vụ hoàn tất hợp đồng cung cấp 81 turbine cho Glacier Hills Wind Park, US, vào năm 2011.
Chúng tôi đến thành phố Tuborg vào buổi xế giữa trưa và được dân thổ địa, là một người bà con của ông bạn tôi hướng dẫn đi xem chiếc cầu nổi tiếng bắt qua biển, và xa lộ dẫn đến thủ đô Copenhagen, cách 128 km.
Trước khi đến cầu, tài xế chạy quanh co qua những con đường làng, qua những căn nhà thưa thớt để khách có thể nhìn thấy cảnh thanh bình vắng vẻ ở thôn quê. Sau đó ông ta đưa chúng tôi vào phố Odense để biết tổng quát về một trong những thành phố của Đan Mạch. Khi thấy một cửa tiệm đề hai chữ Dân Việt, các bà nhào vô xem; tưởng gì, ai dè mấy bả lựa mua một mớ khoai mì! Chúng tôi có đến chụp hình trước pho tuợng Haris Andersen, nhà văn và nhà thơ Đan Mạch nổi tiếng trên thế giới, rồi đảo qua một đường phố nữa và ngạc nhiên thấy mọi người đang dọn dẹp dù chưa đến 6 giờ chiều. Sinh hoạt ở đây có vẻ lè phè hơn ở những nơi khác chúng tôi đã đi qua.
Theo tài liệu, số người Việt sinh sống tại Đan Mạch khoảng 14.000 người, gồm miền Nam lẫn miền Bắc, đa số đến từ Hải Phòng.
Nước Đan Mạch rộng 43.000 km2, dân số 5 triệu 3. Đặc biệt là vào muà Hè, mặt trời lặn lúc 2 giờ sáng và mọc lại khỏang 4ểgiờ cùng một buổi sáng. Trái lại vào tháng 1, mặt trời đi ngủ sớm từ lúc 4 giờ chiều.
(Tôi chợt có ý nghĩ: Giá ngày xưa các nhà Nho thích hưởng nhàn đầu thai tại Đan Mạch thay vì ở Việt Nam , thì vào mùa Hè các cụ không phải đốt đuốt chơi đêm!)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)