Trà Nguyễn
Đầu tháng Sáu, tôi đi đảo
Chuyện vãng chẳng bao lâu thì một người bạn của ông đến. Edward giới thiệu “Uncle Danny Brown” là người có nhiều kinh nghiệm mưu sinh. Uncle Danny nói: “Trong thời chiến tranh, dân đảo
Gió biển và sự thân thiện của chủ nhân và người bạn mới như một thứ bùa phép khiến tôi cảm thấy khỏe khoắn lạ thường. Tôi quất đến chai Heineken thứ bảy vẫn chưa thấy gì. Bình thường ở nhà và lúc có bạn thân, uống đến chai thứ sáu là tôi đã “ngất ngư con tàu” rồi!. Chuyện trò mãi, quá vui, chúng tôi quên về. Đến lúc thấy trăng đã lên cao trên đỉnh núi, tôi làm chai nữa để gọi là tạm biệt “Uncle Manny” và “Uncle Danny”, hẹn còn gặp dài dài.
Đường về, con đường đất bột chạy ngoằn nghoèo giữa cánh rừng nằm sát Andersen Air Force Base, là nơi xuất phát các phi vụ B 52 trong chiến tranh Việt Nam. Chợt thấy mấy con heo rừng thấp thoáng dưới ánh đèn pha, tôi bảo Edward ngừng lại để chụp hình. Diễm Chi la lên: “Ba đừng đến gần. Heo mẹ dữ lắm, nó sẽ tấn công ba đó”. Tiếc quá, tôi chưa kịp xuống xe thì bầy heo đã lẫn vào rừng, khuất dạng!
VÀI NÉT VỀ ĐẢO GUAM
Sau chuyến bay mệt nhừ và sau trận beer giao hảo, tôi ngủ say như chết. Buổi sáng thức dậy sớm, tôi đẩy cửa khách sạn, bước ra ngoài để hít thở không khí vùng nhiệt đới, cái không khí không lấy gì làm thân mật nhưng cũng đủ gợi nhớ Việt
Tôi bước xuống computer room của khách sạn tìm tài liệu và đọc thấy Guam là một đảo nhỏ, nằm ở vị trí 3/4 trên đường biển từ
Diện tích 541 km2. So với đảo Phú quốc 585 km2 Guam cũng một chín một mười, tuy chiều dài ngắn hơn (Guam dài 60 km, Phú quốc 90 km).
Thủ đô: Hagatna (
Dân số: 173. 456 người, tính đến tháng 6, 2007.
Bờ biển: 125 km
Đỉnh cao nhất: Mount Lamlam 1,334 feet (406 m)
Sắc tộc chính: Chamorro 37%, Philippino 26%, người da trắng 6.9%, các gốc Á châu khác 6.3%; còn lại là các sắc tộc thiểu số hoặc lai giống. -Kể từ 1950, mọi người sanh tại đảo
Thống đốc đương nhiệm: Felix Camacho.
Căn cứ quân sự: Naval Base Guam và Anderson Air Force Base. … Lịch sử đảo
Từ thế kỷ 16 đến nay, lịch sử đảo Guam có thể tóm tắt như sau: Năm 1521, người Tây Ban Nha đến
Trong chiến tranh MỹểTây Ban Nha, Mỹ chiếm
Trong thế chiến thứ II, quân đội Nhật tấn công Guam và chiếm giữ từ 7/12/1941 đến 21/7/1944, là ngày quân đội Mỹ đổ bộ lấy lại
GẶP GỠ NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG
Sau khi đọc tài liệu về đảo
Tám giờ sáng hôm sau, tôi đi xuống nhà hàng của khách sạn uống café, đọc báo. May mắn, tôi gặp cô chủ là một người Hoa nói tiếng Việt khá sỏi và có máu..tếu. Tôi ngứa nghề:
Lý do nào khiến cô chọn làm ăn ở đây?
Đáp:
Tui ở Sàigòn, sau 75 quen với một người Hồng Kông, sau đó, ló cứi tui và bảo lãnh qua Guam.
Vậy là cô ở đây luôn với ông xã? Cô trả lời tỉnh bơ:
Dĩ nhiền rồi!
Cô kêu ông xã ra chụp một tấm hình kỷ niệm đi.
Kiu ông xã chụp hình làm kí gì chớ! Nói là nói vậy, nhưng cô cũng dùng tiếng Hoa nói vọng vào trong bếp kêu chồng ra. Tôi trình bày ý định muốn gặp vài người ở lâu trên đảo, cô sốt sắng nói:
Để tui kiu mấy người ló tới uống lước chà lói chiệng với chú. Chiều mai 7 giờ chú xuống đây.
Sợ họ không có thì giờ rảnh.
Mấy ông ló già hết rồi, lâu có làm kí gì! Tuy nhiên, sáng hôm sau tôi biết được cuộc uống trà bất thành vì cô chỉ liên lạc được có một người. Và người đó là ông Trần Văn Cư, một người rất nhiệt tình. Cô gọi cho ông Cư và trao điện thoại để tôi nói chuyện. Ông nói ngắn gọn, kiểu nhà binh: “Alô! Tôi Trần Văn Cư đây. Tôi nhận được tờ báo và cố ý tìm ông 2 ngày nay mà không biết ông ở đâu. Ông cứ ngồi đó, 10 phút sau tôi đến”. Tại nhà hàng, sau giây phút xã giao cỡi mở, chúng tôi trở thành bạn nhanh chóng. Anh Trần Văn Cư là cựu quân nhân, phục vụ tại Bộ tư lệnh Sư đoàn Dù, di tản năm 1975 đến Guam và ở đây suốt 32 năm qua. Dù đang làm việc (chủ Guam Muffler & Auto Services), anh Cư cũng sắp xếp thì giờ để đưa tôi đến những chỗ quan trọng. Ngay buổi sáng hôm ấy, tôi yêu cầu anh chở lại
Asan Beach 32 năm trước từng là nơi đón nhận bước chân đầu tiên của người Việt
Asan
Chúng tôi lên xe, anh đưa đến tiệm ăn Kinh Đô để giới thiệu với bà xã. Dù bận buôn bán, chị Trần Văn Cư cũng niềm nỡ hỏi han và đề nghị anh đưa đến một vài nơi tôi cần biết. Chúng tôi uống nước rồi lại lên đường. Trên xe anh kể: “Tính từ năm 75, có 150.000 người tị nạn đến
Anh Trần văn Cư là một người có lòng với quê hương và đồng đội. Tôi đã xem bản nghị quyết công nhận Cờ Vàng của chính quyền
HẦM NHỐT TÙ VÀ TRÚ ẨN CỦA NHẬT
Qua ngày hôm sau, chúng tôi lại xuống bải biển nướng BBQ, ăn cơm đỏ (cơm trắng nhuộm đỏ bởi hột điều, cây có bên VN, hột nhỏ như hột ổi, cho màu đỏ, các bà nấu bún bò Huế thường dùng để pha màu), và dĩ nhiên là uống beer với “Uncle Manny” và “Uncle Danny” gần... tới bến. Tôi đòi về khách sạn ngủ sớm để ngày mai còn đi thăm căn cứ Hải quân, theo sự sắp đặt của Nina. Trước hết chúng tôi đến Japanese Cave Latte Park là khu công viên có 2 đường hầm nhốt tù lịch sử của Nhật. Tôi thấy có 2 cửa vào sát cạnh nhau; nhưng không thấy cửa trổ ra. Mỗi đường hầm rộng khoảng 2 m, cao khỏi đầu người, được xây xiểmăng kiên cố theo hình chữ chi, quẹo mặt rồi lại quẹo trái. Tôi chỉ vào mấy ngỏ quẹo rồi dội ngược trở ra, không muốn đi tiếp. Ra ngoài đọc bản giải thích, tôi mới biết năm 1940, Nhật đã xử dụng người Chamorro, người Hawaii và tù khổ sai Triều Tiên xây kiểu hầm nầy khắp nơi trên đảo để nhốt tù và để trú ẩn, trốn phi cơ oanh tạc.
Tôi bỗng chú ý đến các cột bằng đá hình thù ngộ nghỉnh gọi là “Latte stone”. Thì ra đây là những cột đá cao cẳng mà người Chamorro tiền sử cất nhà sàn trên đó. Một đặc tính văn hóa còn sót lại.
Rời
NAVAL BASE GUAM
Sáng hôm sau, tôi lại được bà Janet chở vào trong căn cứ Hải quân Hoa Kỳ, tên Naval Base Guam. Khi xe chúng tôi đến cổng, một người Mỹ cỡi mô tô phía rước rà chậm lại, quân nhân kiểm soát đứng nghiêm, chào kín. Đến lượt bà Janet lôi trong cổ áo tấm thẻ, xem xong, anh khoát tay cho xe chạy qua. Lần đầu tiên được vào một căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ nên nơi nào tôi cũng muốn đến, chỗ nào tôi cũng muốn xem. Đến tấm bảng Marine Corps Aviation Station, bà dừng xe, đề nghị tôi xuống 1 chụp tấm hình kỷ niệm tại trạm hàng không của Thủy quân Lục chiến. Cũng tại nơi nầy, tôi đã quan sát một chiếc tàu ngầm nhỏ của Nhật bị bắt, được kê trưng bày trên nền xiểmăng. Tại một chỗ khác, tôi chụp hình hai cầu tàu bị Nhật oanh kích, cháy hết, chỉ còn lại những cột sắt hoen rỉ đứng chơ vơ; chứng tích đổ nát của một cuộc chiến hơn 60 năm! Sau cùng, khi tôi ngỏ ý muốn đi xem hải cảng, muốn vào tận nơi vận chuyển hàng hóa của các tàu biển lớn và chụp hình đem về khoe với mấy người bạn Hải quân từng đi Guam nhận tiếp liệu và đồ viện trợ, bà Janet bảo đây là khu quân sự, cấm ngặt người lạ và cấm chụp hình. Nhưng từ xa, ngồi trên xe thấy mấy cần cẩu khổng lồ, uy nghi, cao chót vót, tôi đã lỡ chụp rồi! Các ông bạn Hải quân đừng cho có rằng Trà Nguyễn đi xa về nói dóc nhé! ể A beau mentir qui revient de loin! ểĐI HẾT VÒNG ĐAI BỜ BIỂN Như tôi đã nói ở phần trước, bờ biển Guam chỉ vỏn vẹn 125 km, dài bằng Sàigon ra Cấp. Độc giả có thể tưởng tượng một người đạp xe tàng tàng, đi từ sáng đến chiều, sớm muộn gì cũng tới. Lái xe thì nhanh hơn, tối đa 2 giờ; nhưng còn tùy có cà kê dê ngổng dọc đường hay không. Và đó là điều tôi muốn nói trong chuyến đi từ Bắc xuống
Hai cha con TràNguyễn
Hôm ấy tài xế Edward đến sớm, mới 9 giờ đã có mặt tại khách sạn; khác hẳn mấy ngày qua, cu cậu ngủ dậy trể vì ham đi biển; có bữa trể hẹn đến rước tôi đi đây đi đó. Sau khi ăn sáng, chúng tôi theo con đường dọc bờ biển phía Đông, trực chỉ về hướng
Có tiếng gọi của Edward và Chi ở lưng chừng đồi. Ngước nhìn những nấc thang dựng đứng, tôi đâm do dự, trả lời: “Bây lên trước đi! Có gì hay, kêu tao” khiến cả bọn cùng cười. Tuy nói vậy, tôi cũng trèo lên mấy chục nấc thang. Khi lên đến nơi, hai đầu gối tôi muốn xụm và tôi phì phò thở như trâu kéo cày! Rồi tôi bỗng nhớ lại năm 1963, trong lần đi du khảo thực vật (excursion botanique) ở Đà Lạt, nhóm chúng tôi đã lên Peak Langbiang trước tiên, sau khi cùng hai nhóm khác băng rừng, lội suối và cuối cùng trèo lên mấy trăm bậc thang mà đồng bào thượng đã bắt sẳn. “Lực bất tùng tâm” là thế!
Hôm ấy tài xế Edward đến sớm, mới 9 giờ đã có mặt tại khách sạn; khác hẳn mấy ngày qua, cu cậu ngủ dậy trể vì ham đi biển; có bữa trể hẹn đến rước tôi đi đây đi đó. Sau khi ăn sáng, chúng tôi theo con đường dọc bờ biển phía Đông, trực chỉ về hướng
Xe chạy quanh co trên con đường độc đạo, len lỏi qua các rừng tre, các lùm cây bọ chét, những hàng dừa và các cây phượng vĩ nở đầy hoa đỏ thắm. Tôi méo mó nghề nghiệp: Thực vật cảnh ở đây giống hệt như thực vật cảnh ở Việt
Có tiếng gọi của Edward và Chi ở lưng chưng đồi. Ngước nhìn những nấc thang dựng đứng, tôi đâm do dự, trả lời: “Bây lên trước đi! Có gì hay, kêu tao” khiến cả bọn cùng cười. Tuy nói vậy, tôi cũng trèo lên mấy chục nấc thang. Khi lên đến nơi, hai đầu gối tôi muốn xụm và tôi phì phò thở như trâu kéo cày! Rồi tôi bỗng nhớ lại năm 1963, trong lần đi du khảo thực vật (excursion botanique) ở Đà Lạt, nhóm chúng tôi đã lên Peak Langbiang trước tiên, sau khi cùng hai nhóm khác băng rừng, lội suối và cuối cùng trèo lên mấy trăm bậc thang mà đồng bào thượng đã bắt sẳn. “Lực bất tùng tâm” là thế!
Đến một nơi khác, tài xế tắc máy, mở cửa nhanh nhẹn đi trước và giục ba người chúng tôi lên. Chi và Reggie bước xuống; riêng tôi vẫn còn ngồi ì trong xe, hé cửa ra nói: “Thôi! Tao không coi nữa đâu!” Nhưng tự ái con người cũng khiến bước chân của tôi lê chậm trên sườn dốc thoai thoải. Vừa thấy 3 họng đại bác chong ra biển, tôi rủ hai thanh niên trèo lên chụp hình. Sau đó chúng tôi thưởng thức cảnh đẹp của biển xanh dưới vực sâu một lúc lâu và lại lên đường.
Sau 15 phút, xe dừng lại một quán cốc bên vệ đường. Edward mua một lít rượu gì thoạt trông giống như rượu đế, nhưng uống thử thấy ngọt mà lại thơm. Tôi đang hỏi bà chủ quán thì một người đàn ông cao lớn ở trần, xuất hiện. Ông dẫn chúng tôi ra sau vườn chỉ bình rượu treo lủng lẳng trên cây dừa và giải thích cách lấy, cách trữ sao cho nước dừa không lên men dấm. Người Chamorro gọi thứ rượu đó là Tuba. Ông nói: Tuba cất lên sẽ tăng độ rượu thành whisky; nếu đun sôi mãi sè cho caramen, như kiểu làm nước màu dừa ở VN. Ông chủ vườn cho biết tên là Espinosa, 73 tuổi, đã từng phục vụ tại Việt Nam những năm 68, 69; vợ người Nhật. Hiện hai ông bà sống trên lợi tức đem lại từ 10 mẫu vườn sau nhà. Từ giã ông bà Espinosa, trên xe, tôi nhâm nhi từng hớp rượu Tuba mà thấy lòng vui lạ. Không vui sao được khi tôi đã hứa thầm trong bụng: “Từ giờ nầy trở đi, đứa nào có cho ăn vàng và kêu tao leo đồi lần nữa, tao cũng không ham!”
BỮA TIỆC CUỐI CÙNG
Theo chương trình đã sắp đặt trước, ngày Chủ Nhật 10/6, chúng tôi trở lại “MANNY‘
Buổi trưa, đã có hơn 30 chiếc xe dưới những bóng dừa. Lều đã được dựng từ ngày hôm trước và người ta đã chia nhau làm phận sự: phụ nữ nấu ăn trong bếp; thanh niên nướng thịt bên ngoài; kẻ ra, người vào tấp nập khiến tôi có cảm tưởng như một ngày hội lớn.
Điều tôi ghi nhận là bà con, dòng họ của “Uncle Manny” đông quá xá; người ở gần tôi đã gặp một số, còn ở xa thì.. ôi thôi… đại bác bắn cũng chưa chắc tới! Kế đến, mọi người đều hiếu khách và con cháu họ rất lễ phép. Khi đến chào người lớn, trẻ nhỏ cũng bắt tay nhưng luôn luôn cúi đầu sát bàn tay.
Hai giờ trưa tiệc bắt đầu. Tôi uớc lượng khoảng 100 người lớn nhỏ sắp hàng lấy thức ăn dọn sẳn trên bàn, chưa kể nhiều nhóm nhỏ quây quần uống beer, trò chuyện vui vẻ dưới bóng cây. Dưới canopy, Sang và Đức phụ Diễm Chi tiếp khách. Khi thấy thiên hạ chiếu cố tận tình món chả giò do chị Trần văn Cư đích thân làm tặng, tôi khều vai Đức nói nhỏ: “Chú Đức nhớ dành lại mấy cuốn anh em mình ăn để nhớ lòng tốt và công lao của chị Cư ”.
Cám ơn
Giã từ
30/ 6/2007
Trà Nguyễn.