Trà Nguyễn
Trước 1975, tôi có một người bạn, hể mỗi lần say rượu là anh ta ngâm hai câu thơ:
Có lẽ anh bạn của tôi bị ảnh hưởng nặng bởi Omar Khayyam, nhà thơ Ba Tư cách đây hơn mười thế kỹ. Mỗi người có tật riêng, trời có sửa cũng không được. Anh nầy mỗi lần hứng là đi nhậu triền miên, nhậu mút chỉ, quắt cần câu, có khi đi liên tục 3, 4 ngày mới mò về nhà. Nhưng một khi về nhà rồi, anh ta mê đọc sách đến bỏ ăn bỏ ngủ. Vớ được cuốn sách hay mà chưa đọc hết, ai rủ đi chơi anh ta thãy đều từ chối. Một hôm anh đến rủ tôi đi ăn cà ri. Tôi tưởng đi gần, ở ngả tư Hàng Xanh có quán cà ri dê khá nổi tiếng thời đó. Ai dè anh chở tuốt ra Sài Gòn, khoảng đầu đường Hai Bà Trưng. Xuống xe, tôi mới biết anh có ý đưa tôi đến nhà hàng Omar Khayyam ăn cà ri nị chánh hiệu. Nói nhà hàng cho có vẻ sang, chớ thật ra chỉ là cái tiệm bán thức ăn dành cho các anh Bảy Chà Và ở quanh khu chợ cũ. Nhớ người bạn có tật khác người, lại nhớ xứ Ba Tư “Một Ngàn Lẽ Một Đêm” có một tài nhân cũng thật khác thường, tôi bèn tìm hiểu thêm về nhà thông thái Omar Khayyam.
Ghiyath al Din Abul Fateh Omar lbn Ibrahim al Khayyam, gọi ngắn gọn là Omar Khayyam sanh ra khoảng giữa thế kỹ 11. Theo tiếng Ba Tư, Khayyam có nghĩa là người làm lều (tent maker), nhưng ông nầy không phải là một dân giả bình thường mà vừa là nhà Toán học, Thiên văn học, Triết học, vừa là một nhà thơ nổi tiếng. Có tài liệu nói rằng ông Omar Khayyam thuộc bộ lạc Khayyami, gốc Á Rập đến định cư tại xứ Ba Tư cổ, nay là nước Irạn. Giống như phần đông những thiên tài bất trị, Omar Khayyam từ chối mọi ân sủng từ triều đình nhà vua và đi xa đến các vùng Samarquand, Burkhara, Balk và Isphahan là các “nôi kiến thức” thời bấy giờ để gặp gỡ trao đổi quan điểm cùng các học giả khác.
Toán học là nỗi đam mê và công lao lớn của Omar. Ta thử tưởng tượng cách đây 1.000 năm, ông đã tìm ra nhiều cách giải phương trình bậc ba và nhiều công thức hình học khác. Quyễn Maqualat fi al Jabr wa al Mulqabila của ông là một tuyệt tác phẩm đại số học đã góp phần rất quan trọng trong sự phát triển Toán học thế giới.
Nhà Thiên văn.
Năm 1074, Malikshan Jal al Din, một ông hoàng dòng Saljuq gọi Omar Khayyam về đài quan sát vừa xây cất và chỉ định làm lịch mới. Sau 5 năm nghiên cứu, thu thập, giải thích hàng ngàn dữ kiện thiên nhiên, năm 1079, Omar Khayyam giới thiệu Al Tarikhal Jalali, tên quyễn dương lịch vô cùng chính xác, chỉ sai một ngày trong 3770 năm.
Tưởng cũng nên biết lịch Georgian mà chúng ta dùng ngày hôm nay lấy tên Đức Giáo Hoàng Gregory thứ XIII, sai 1 ngày trong 3330 năm. Như vậy so về thời gian, lịch của Omar Khayyam có trước lịch Georgian đến 500 năm và chính xác hơn lịch hiện tại. Ngoài ra, ông Omar còn là nhà siêu hình học và là một y sĩ đại tài. Nhưng một Omar sự xuất chúng về khoa học đã bị quên lãng và nhường ngôi cho nhà thơ
Omar Khayyam kể từ 1859 là năm Edward Fitzgerald bắt đầu giới thiệu với thế giới Tây phương. Bản dịch Anh ngữ tập thơ tứ tuyệt Rubaiyat đã trở thành một trong những tác phẩm văn học quen thuộc trên thế giới và hiện nay đã có 45 dịch giả dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
Omar Khayyam kể từ 1859 là năm Edward Fitzgerald bắt đầu giới thiệu với thế giới Tây phương. Bản dịch Anh ngữ tập thơ tứ tuyệt Rubaiyat đã trở thành một trong những tác phẩm văn học quen thuộc trên thế giới và hiện nay đã có 45 dịch giả dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
Từ xưa tới nay thơ và rượu luôn luôn đi đôi với nhau. Lý Bạch, chỉ qua bài Tương Tiến Tữu, Ẩm Tữu Khán Mẫu Đơn, Nguyệt Hạ Độc Chước v. v..., ta thấy rõ rượu là nguồn cảm hứng của thi nhân. Omar Khayyam cũng không ngoại lệ. Mới sáng sớm, ông đã nghĩ đến rượu rồi. Nhà thơ tự ví mình với nước và gió:
“I came like Water and like Wind I go."
Với một tầm hồn khai phóng, ông sống hoàn toàn theo sở thích và bất cần những qui cũ khắc khe của xã hội.
Ta thử đọc bản dịch những cầu đầu tập thơ Rubaiyat:
AWAKE! for Morning in the Bowl of Night Has flung the Stone that puts the Star to Flight:
And Lo! the Hunter of the East has caught The Sultan's Turret in a Noose of Light.
Dreaming when Dawn's Left Hand was in the Sky I heard a voice within the Tavern cry, “Awake, my Little ones, and fill the Cup
Before Life's Liquor in its Cup be dry.”
And, as the Cock crew, those who stood before The Tavern shouted “Open the Door! You know how little while we have to stay,
And, once departed, may return no more.”
4 câu sau các dịch giả đã dịch ra Tiếng Pháp:
Lève toi, voici l'aube, Oh toi qui nous rends fous, Pince la harpe et bois du vin, tout doux, tout doux. Ceux qui dorment encore n'en seront point fâchés; Ceux qui s'en vont jamais ne reviendront vers nous.
Tiếng Đức:
Und wie der Hahn dann krảhte, kam ein Schrein Vom Schenkentor-"So lasst uns ein zum Wein!
Ihr wisst, ein Stủndlein nur ist uns gegưnnt Und brechen auf und kehren nie mehr ein."
Đại ý nói rằng gà đã gáy sáng rồi, đừng ngủ nữa, hãy dậy mua rượu đi. Đời không còn bao lâu, nếu chần chờ, người bán rượu sẽ ra đi và không bao giờ trở lại.
Ở một đoạn khác, Omar Khayyam nói về sự có mặt của con người, một sự bí mật tuyệt đối sau bức màn. Một khi bức màn rơi xuống, cả hai “Anh và Em” đều không còn hiện hữu.
There was the Door to which I found no key; There was the Veil through which I might not see: Some little talk awhile of ME and THEE There was and then no more of THEE and ME.
Pháp:
Nous ignorons tous deux les secrets absolus. Ces problèms jamais ne seront résolus. Il est bien question de nous derrière un voile; Mais quand il tombera, nous n'existerons plus.
Đức:
Das Rảtsel dieser Welt lưst weder du noch ich, Jene geheime Schrift liest weder du noch ich. Wir wủssten beide gern, was jener Schleier birgt, Doch wenn der Schleier fảllt, bist weder du noch ich.
Trước vũ trụ quay cuồng, trí khôn con người không đủ sức hiểu, cũng được nhà thơ nhắc tới:
Methinks this Wheel at which we gape and stare, Is Chinese lantern - like we buy at fair; The lamp is Sun and paper shade the world, And we the pictures whirling unaware.
The Skies rotate, I cannot guess the cause; And all I feel is grief, which in me gnaws; Surveying all my life, I find myself The same unknowing dunce that once I was!
This whirl of time, it simply causes pains, As for my heart, my evil ways are banes; Ah! worldly lore that winds in labyrinths, Ah! wisdom forging newer iron chains
Ở chổ khác, ông cũng nhận thức được thời gian là sự khó hiểu và là nỗi phiền muộn muôn đời của con người:
My grief prolongs, I find it never allays, Your lot is swinging now in higher sways; Rely ye not on Time, for under veil A thousand tricks he juggles as he plays.
Là một nhà tư tưởng, ông Omar Khayyam hiểu cuộc sống là vô thường, ngắn ngủi nên ông tận hưởng lạc thú trên đời sau khi đã cống hiến tuổi thanh xuân cho xã hội và nhân loại. Qua tranh vẽ, ta thấy nhà thơ say sưa bên cạnh người đẹp chuốc rượu, đàn hát . . ., bất luận ngày hay đêm. Một bức mô tả cảnh ông say, chân thấp, chân cao, một tay cầm bình rượu, một tay kéo người đàn bà bên mình. “Hãy vui đi, khi bức màn thời gian hạ xuống, chúng ta sẽ không còn hiện hữu trên thế gian nầy nữa!” “Il est bien question de nous derrière un voile; Mais quand il tombera, nous n'existerons plus.”
Ở đây ta thấy quan niệm sống của ông giống đa số những thi sĩ tài hoa thích tận hưởng thú nhàn:
Xử thế nhược đại mộng Cuộc đời như giấc chiêm bao Hồ vi lao kỳ sinh Tội gì ta phải lao đao suốt đời
Ở Việt Nam có người còn đốt đuốt đi chơi đêm, vì ngày ngắn quá không đủ cho cuộc vui.
Quả thật, tư tưởng những nhà thơ lớn đã gặp nhau ở chổ nầy: Rượu, thơ, đàn, hát và giai nhân. . . Sướng thiệt! Sẳn đây tôi xin kể lại chuyện đố vui về nguồn gốc của rượu trong tù cộng sản. Năm 1982, án tù của tôi lại bắt đầu trong cát xô 6 tháng, nhốt chung với một người Campuchia. Anh tên Yu Paul, làm thầy giáo ở Nam Vang, bị CSVN bắt tại Hồng Ngự, vì tội nhập biên trái phép trên đường trốn chạy lính Pol Pot tàn sát đồng bào của họ.
Trong phòng biệt giam chật hẹp, khoảng 2m50 x 1m50, anh nằm trên, tôi nằm dưới sàn xi măng cao hơn một tấc. Để vơi nỗi buồn, hàng đêm chúng tôi thường kể chuyện cho nhau nghe bằng tiếng Pháp. Nói chuyện ban ngày sợ bị cai tù rình rập, phạt đóng cửa gió. Đêm ấy Yu Paul đố tôi ai hoặc loài nào biết uống rượu đầu tiên trên trái đất nầy? Yu Paul nói đó là loài chim. Anh giải thích: Trong rừng nhiều cây cổ thụ có bộng to, trái ngọt chín rơi rụng xuống bộng chứa nước mưa, lên men tự nhiên thành rượu. Một hôm người tiều phu thấy nhiều con chim la đà quanh gốc cây to. Ông ta ngạc nhiên và trèo lên coi thì thấy cái bộng chứa nước lạ. Thế là ông nếm thử. Thử riết đâm ghiền. Yu Paul kết luận chính loài chim đã dạy loài người uống rượu. Nghe cũng có lý lắm chớ! Về sau, khi qua Mỹ tôi có bày cho một người khác bắt chim bằng cách lấy thuốc võ ngâm mã tiền trộn vào gạo đem rải cho chim ăn. Tưởng nghe qua rồi bỏ, ai ngờ người bạn của tôi làm thiệt. Anh kể ăn xong, cả bầy chim nằm ngay đơ một chổ không nhúc nhích. May mà anh trộn ít rượu thuốc nên chúng không chết, nhưng vật vờ nửa tỉnh nửa mê trong một thời gian khá lâu. Cả anh lẫn tôi đều hối hận về việc chơi dại nầy.
Trở về xứ Ba Tư. Trong pho truyện cổ Ba Tư có chuyện “Thà có kẻ thù khôn ngoan hơn là người bạn ngu dốt” khá lý thú. Chuyện kể về người đầy tớ có nhiệm vụ coi sóc miếng vườn cho một gia đình giàu có. Bởi thân phận ở đợ, ông ta không được quyền trò chuyện với những người chủ và suốt ngày ông chỉ làm bạn với một con khỉ. Một buổi trưa, bởi làm vườn mệt quá nên ông ta nằm ngủ thiếp đi. Chợt ông cảm thấy lành lạnh. Mở mắt ra thì thấy một con rắn đang trườn qua bụng mình. Lúc ấy bạn ông, con khỉ đang cầm cục đá định ném con rắn để cứu ông. Ông thầm nghĩ nếu cục đá không làm ông vỡ đầu mình, con rắn nghe động cũng ngoạm ông một phát. Trong tình thế nguy ngập ông chỉ biết cầu mong cho con rắn khôn ngoan bò đi và con khỉ thương ông đừng dại dột ném cục đá. Ông nhắm mắt nằm im cầu nguyện cho chóng tai qua nạn khỏi. Quả thật, có lẽ con rắn biết mình cũng ở trong tình trạng nguy hiểm nên bò đi mất. Sau giây phút kinh hoàng người làm vườn thốt: “Ta thà có một kẻ thù khôn ngoan hơn có nhiều người bạn ngu dốt!”
Ba Tư bây giờ là Iran, quốc gia đang làm thế giới lên cơn sốt vì vấn đề nguyên tử. TT Iran đương nhiệm. ông Mahmoud Ahmadinejad là một tay gan lì: năm 1979 đã lãnh đạo nhóm sinh viên cảm tử chiếm sứ quán Hoa Kỳ, bắt trên 60 con tin và giam giữ họ hơn một năm. Ông ta bất chấp mọi cảnh báo của cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA), của các nước Âu Châu, nhất là lời đe dọa của Hoa Kỳ sẽ đưa Iran ra Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, lại còn chế giễu nữa. Từ lâu Iran coi người Mỹ là kẻ thù và ngược lại TT Hoa Kỳ cũng xếp Iran vào trục ác quỷ. Thái độ ngoan cố hiện nay của TT Mahmoud Ahmadinejad, thêm bộ ba Bush Cheney Rumsfield Tam đầu chế dám nói dám làm, khiến thế giới càng lúc càng đến gần bờ vực thẳm.
Omar Khayyam không vợ, không con chết năm 1123-24, thọ 73 tuổi. Dân tộc Iran dựng tượng để tưởng nhớ nhà thông thái tại đô thị Neyshabur. Ông có linh thiên, xin ông phù hộ độ trì cho nhà lãnh đạo nước Iran, nếu là kẻ thù thì hãy là kẻ thù khôn ngoan sáng suốt như con rắn trong câu chuyện vừa kể, để dân tộc ông tránh được một cuộc chiến mà kết quả sẽ chỉ để lại một đống tro tàn. Và để nhân loại được nhờ./.