Bút ký Trà Nguyễn
Kính tặng Chị Ngọc Sương, O.ÂB. BS Nguyễn Bá Hậu, Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, Nhà thơ Đỗ Bình; thân tặng gia đình họ Hồ Bửu và gia dình Trương Đức Hạnh.
Đầu tháng 5/2008, tôi đã thực hiện được lời hứa cách đây hơn ba năm là đi thăm bạn bè bên Âu châu. Lúc ấy Hồ Bửu Hiệp, ở bên Đức (Deutschland, ‘va’ gọi đùa là ‘Xứ Đói Lạnh’), là một người bạn thâm tình từ thuở sinh viên hơn 40 năm về trước đã nhiều lần phàn nàn về cái sự ‘hứa lèo’ của tôi, khi tôi trả lời là khi nào để dành đủ ‘tiền xe’ tôi sẽ đi. Ngoài ra, tôi còn hai mục đích khác là thăm Trương Đức Hạnh, Kỷ sư Canh Nông (khóa 3), cũng là người bạn thân thiết, hiện đang ở trong viện dưỡng lão tại Hòa Lan, và một vài văn hữu bên Pháp. Một công đôi ba việc nên tôi không bỏ công trong chuyến đi nầy.
Đi Đức (quốc)
Ngày 2/5 Sau hơn 10 giờ bay, vợ chồng chúng tôi xuống phi trường Dủsseldorf, gọi tắt là Dus. Vợ chồng Hồ Bửu Hiệp từ Hamburg lái xe 5 tiếng và con trai lớn Hồ Bửu Cao đã chờ sẳn từ lúc nào. Nhà của cháu Cao ở tỉnh Kưln (Cologne), cách phi trường khoảng 1 giờ. Tha hương ngộ cố tri: Bạn bè cũ gặp lại mừng hết biết, trên xe hai bà cứ nói chuyện huyên thiên nên chúng tôi đến nhà Cao lúc nào không hay.
Theo chương trình sắp đặt, ngay chiều hôm ấy Hiệp đưa chúng tôi đi thăm thành phố Dủsseldorf; theo lời Cao, là một thành phố cỗ còn giữ những nét truyền thống văn hóa của Đức. Tôi choáng ngợp bởi cảnh người dân ra phố đông nghẹt, uống beer đầy trong các quán khích liền nhau và uống cả ngoài đường. Tôi có chụp hình 1 nhóm thanh niên cùng nhau hút ‘beer cần’; trong ly còn các ống hút dài để lại, và một nhóm phụ nữ mặc đồng phục, cầm chai beer, nhảy nhót rất vui nhộn trên đường phố. Chúng tôi len lỏi giữa rừng người để đến một bàn trống ngoài trời. Cao mua 3 ly beer tươi và nói ‘mời chú Diệu (tên cúng cơm của tôi) uống ly beer đầu tiên trên nước Đức‘. Sau khi ba người đàn ông chúng tôi cạn ly, cháu Hiền, hiền thê của Cao thật là hiền, người luôn luôn có giọng cười giòn tan vui vẻ trong lúc trò chuyện, mời đến một tiệm beer khác. Nơi đây beer được hứng từ thùng gỗ, toát ra mùi thơm phức với bọt trắng đặc sệt trên miệng ly.
Ly beer đầu tiên giá 2 ,5 euros, ly thứ hai lớn hơn, dung tích cở 1 chai Heineken giá 3,2 euros, ngon đặc biệt mà bên Mỹ tôi chưa từng được thưởng thức. (1 euro ăn 0.58 đôểla theo giá hối đoái ngày 13/5 tại phi trường Dus. Các bạn thử tính coi gíá một ly beer thứ nhì bao nhiêu tiền Mỹ. Trong khi đó giá xăng 1,45 euro/lít. Qua 2 món ấy đủ biết đời sông bên Âu châu rất đắc đỏ).
Cao tiếp tục hướng dẫn chúng tôi đến sông Rhein lịch sử của nước Đức. Dưới chân cầu, nước chảy lửng lờ, buồn thảm. như muốn nhớ lại thuở chiến tranh hào hùng trong quá khứ. Sau khi dạo qua vài đường phố nữa, cháu nói: ‘Mời Ba và chú Diệu vào uống beer thước’. Tôi hỏi beer thước là sao; Cao giải thích người ta lấy cái khung bằng gỗ dài 1 thước, sắp 10 cái ly trong đó và rót 10 loại beer vào. Trời đất! Nốc 2 ly beer vừa rồi tôi đã đi cẳng cao cẳng thấp, làm sao dám đấu beer thước với ông bạn già đã từng ở Đức trên hai chục năm!
Thế là chúng tôi về nhà để chuẩn bị sáng mai đi Hòa Lan thăm Trương Đức Hạnh. Trước khi nói về Hạnh, tôi xin nói qua về Hồ Bửu Hiệp.
Trước 75, Hiệp làm ở nguyên tử lực cuộc, dưới quyền của giáo sư Lê Văn Thới. Hiệp kể: Ngay sau ngày 30/4, cả ‘bộ sậu‘ bị áp giải ra Đà Lạt nhốt trong lò nguyên tử, nơi mà tôi có dịp vào đứng trên miệng giếng nước xanh lè để quan sát, nhân chuyến du khảo thực vật do giáo sư Phạm Hoàng Hộ hướng dẫn vào giữa niên học 63 ể64. Sau khi khai thác được ít nhiều (?), tụi cộng sản thả các chuyên viên về. Riêng Hiệp bị giữ lại trong phân viện khoa học kỹ thuật miền Nam để tiếp tục làm việc. Đến năm 1982, sau khi giáo sư Lê Văn Thới qua đời, Hiệp vượt biển và được sum họp với đứa con bị bệnh sốt tê liệt đã được cho đi chữa trị bên Đức trước 1975. Đó là cháu Quế Hương, đã dùng nạn đi được và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa vào năm 1993.
Còn Trương Đức Hạnh cũng là một người bạn chí thân của tôi từ khi anh còn là một thanh niên đẹp trai yêu đời. Sau khi tốt nghiệp và làm việc được ít lâu, Hạnh nhập ngũ khóa 25 Thủ Đức. Các bạn cùng khóa chắc còn nhớ vụ việt cộng giật mìn ở bãi tập làm chết tại chỗ 5 người, và 10 người bị thương, trong đó có một người bị cưa chân. Riêng Trương Đức Hạnh, sau khi giải phầu não, trở thành bán thân bất toại, chân đi cà xích, một cánh tay bất khiển dụng, nên được Bộ chỉ định một chức vụ nhẹ, gần như là ‘ngồi chơi xơi nước’ tại Nha khảo cứu nông nghiệp. Năm 1977, tôi sống vô gia cư và triền miên đói khát. Nhà Hạnh ở Thị Nghè và nhà Hiệp ở Bình Thới là hai nơi tôi thường đến gõ cửa để xin tá túc qua đêm. Hạnh vượt biển vào cuối mùa nên bị thanh lọc và sau 5 năm mới được cho đi định cư nhân đạo. Tuổi già sức yếu, lại tàn tật, Hạnh té mấy lần trong nhà; lần sau cùng té nặng, phải đưa vào bệnh viện cứu cấp. Chữa trị mãi vẫn không phục hồi sức khỏe nên chính phủ Hòa Lan cho vào ở hẳn trong viện dưỡng lão để dễ bề chăm sóc.
Ngày 3/5 đi Hòa Lan thăm bạn và ngửi... mùi phân bò
Mười giờ sáng, vợ lái một xe, chồng lái một xe, Cao chạy theo Hiền qua con đường hẹp và ngoằn nghoèo trong khu xóm, chui khỏi phố thị nhỏ để ra xa lộ trực chỉ Hòa Lan. Trước khi đến biên giới, vợ chồng Hiệp ghé thăm bà sui, mẹ của cháu Hiền. Bà rất niềm nỡ và ân cần mời chúng tôi nán lại dùng cơm rồi hãy đi, nhưng chúng tôi từ chối vì đường còn quá xa. Trên đường đi, tôi thấy giữa những cánh đồng xanh rì bát ngát, thỉnh thoảng lại chen một khoảng màu vàng tươi rực rỡ. Tôi hỏi hoa gì, Cao bảo là một loại cây công nghiệp, người ta trồng để ép hạt lấy đầu.
Xa xa giữa cánh đồng, có những trụ thật cao lấy năng lượng gió; mỗi trụ có 3 cánh quạt quay chầm chậm. Cứ lái xe một quảng, tôi lại thấy nhiều trụ điện khác, và tự hỏi tại sao xứ người ta biết dùng năng lượng gió, còn xứ CSVN thì ham lập lò điện nguyên tử trong khi chưa có đủ kiến thức hoặc chút kinh nghiệm nào về hậu họa do phóng xạ có thể sẽ xảy ra.
Đến biên giới Đức Hòa Lan., tôi ngạc nhiên không thấy ai xét hỏi gì cả, xe bên nầy và xe bên kia cứ chạy thẳng; mặc dầu chúng tôi mang theo sẳn passport để xuất trình. Chạy một đỗi nữa, lỗ mũi tôi đã bắt được mùi khác lạ. Tôi chợt nhớ lần cuối cùng qua Mỹ, Hạnh bảo: "Khi vào đất Hòa Lan, ‘toi’ sẽ ngửi mùi phân bò khắp cả nước." Quả đúng như thế! Hiệp bảo Hòa Lan có nhiều xưởng ủ phân bò để bón cây hoặc làm hơi đốt tỏa ra mùi đặc biệt mà không một nước nào trên thế giới nầy có. Trên đường vắng, mùi phân bò loảng đi, nhưng khi đến gần xưởng ủ, mùi quái ác kia lại nổi lên nồng nặc, ngay cả khi chúng tôi sắp sửa vào thủ đô Amsterdam.
Khoảng ba giờ chiều, chúng tôi đến thành phố Arnhem. Đăng, con Út của Hạnh ra đón tại parking lot để hướng dẫn về nhà, nhưng Hiệp đề nghị đi chợ trời trước để mời "Xừ Diệu" thưởng thức món cá và khoai tây chiên đặc biệt mà hầu như du khách nào đến đây cũng đều nghe tiếng. Thật tình mà nói, khoai tây ở đây ngon và ngọt hơn hết thảy khoai tây chiên của các tiệm bên Mỹ. Cá cũng ngon: đủ loại cá chiên tại chỗ; người ta phải sắp hàng để mua rồi tìm chỗ đứng hoặc ngồi, bốc tay ăn liền cá mới chiên còn nóng hổi. Ăn thì ăn, tôi không quên mục đích chính là vào viện dưỡng lão thăm người bạn của mình nên chẳng bao lâu cả bọn kéo nhau ra về nhà mẹ của Đăng. Trả lời câu hỏi sức khỏe của người bạn bất hạnh của tôi ra sao, chị Hạnh tóm tắt: Mặt tròn trịa ra, nhưng hai chân cứng đơ không co duổi được; khi tỉnh thì nhận ra người vào thăm, hỏi thì trả lời ú ớ, người nghe không thể hiểu, khi lên cơn thì mắt đỏ ngầu và không còn biết gì cả.
Vào viện dưỡng lão, vì chúng tôi đông người nên cháu Đăng xin phép đẩy xe lăn ra ngoài vườn để tiện cho mọi người thăm viếng. Dưới ánh nắng chiều, chúng tôi nhìn thấy rõ bệnh nhân: da mặt hồng hào, tươi (nhưng không tỉnh) nữa là khác. Khi tôi đến bắt tay, Hạnh cũng chìa bàn tay phải ra, mắt nhìn thẳng vào mặt tôi khá lâu. Tôi hỏi: "Hạnh có nhận ra ai đây không? ‘Moi’ là Gởi (tên trong khai sanh) đến thăm ‘toi’ đây". Bạn tôi phản ứng: "Õ....ƠI… ỞI…" làm cho chị Hạnh rất mừng và bảo "Vậy là anh may mắn lắm đó!" Hiệp nói: "Nếu anh Hạnh nhận ra thằng Gởi, anh hãy nhéo lỗ tai nó một cái". Hạnh từ từ đưa tay lên rờ vào tai của tôi nhưng không đủ sức nhéo. Sau đó bệnh nhân đưa mắt nhìn hết người nầy đến người khác, như thể ngạc nhiên hỏi tại sao hôm nay các người lại đến đây đông thế? Có lúc Hạnh phát ra một tràng dài ồ ồ như muốn nói lên một điều gì đó. Đến giờ ăn chiều, Đăng đi nhận khẩu phần đem ra bàn. Nhìn cảnh vợ đút từng muổng thức ăn nhuyển cho chồng, chúng tôi im lặng để tôn trọng sự hy sinh cao cả và lòng nhẫn nại vô biên của người đàn bà.
Thời gian thăm viếng đã khá dài, chúng tôi đành phải từ giã bệnh nhân. Khi cháu Đăng đẩy xe lăn vào phòng, Hạnh gầm gừ thật lâu; đến lúc nghe vợ nhắc nói cám ơn, Hạnh phát âm rõ từng chữ "ÓM… ON". Rời viện dưỡng lão, lòng tôi nặng trĩu bởi vòng Sinh Lão Bệnh Tử của thân phận con người. ... Sáu giờ chiều, chúng tôi về nhà để đón Hiền và các cháu ra nhà hàng của Quang, anh của cháu Đăng, theo lời mời từ trước. Vơ chồng Quang tuy rất bận, khách vô tấp nập, cũng lăn xăn tiếp đãi chúng tôi thật ân cần chu đáo. Ăn xong, chúng tôi lại lên đường đi Amsterdam. Chương trình nầy cũng do ông già Hiệp sắp đặt. Lão có lý khi bảo tôi đi Hòa Lan mà không đến viếng thủ đô Amsterdam với những cái độc đáo của nó là một điều thiếu sót lớn. Rủi mai kia mốt nọ có ai hỏi, biết đâu mà trả lời. Vào Amsterdam, anh dẫn giải cho tôi đủ thứ chuyện: từ chuyện thuê xe đạp để đi trong thành phố đến việc mời khách của các người mẫu đứng trong lồng kính. Tôi đã nghe về "khu đèn xanh, đèn đỏ" nầy từ lâu, nhưng đêm nay mới thấy tận mắt từng người con gái mặc hai mảnh rất khêu gợi đứng lẵng lơ sau cửa kính. Qua một cô đang hút thuốc, kế bên là một cô gái có thân hình rất đẹp dùng ngón tay trỏ ngoắc ngoắc chúng tôi vào. Có nhiều hẻm như thế và trên mỗi con hẻm, các nhà thổ san sát nhau như những căn phố. Đàn ông (có cả đàn bà) tứ xứ đi xem nườm nượp đến độ phải chen lấn và được "rửa mắt" hả hê. Vào một hẻm khác, thấy tâm bản đề chữ "300 men only", tôi thắc mắc không biết người ta muốn nói cái gì. Đến đầu một hẻm nữa, Hiệp hỏi tôi có dám đưa bà xã vô coi phim làm tình không, thì hắn sẽ mua vé!
Bên ngoài rạp hát, hình ảnh bộ phận sinh dục nam và nữ được quảng bá công khai, tha hồ xem... Kể ra, trong chuyến đi nầy, ngoài việc thăm bạn Trương Đức Hạnh, tôi còn được thưởng thức sinh hoạt khu "đèn xanh, đèn đỏ", đặc biệt là "được"... ngửi mùi phân bò!
Ngày 4/5 Viếng Cologne Cathedral
Từ Amsterdam, 3 giờ sáng chúng tôi mới mò về tới nhà. Tôi tưởng đượỉc "off" một ngày, nhưng lão Hiệp đâu có chịu buông tha. Buổi trưa, lão hối chúng tôi sửa soạn để đi viếng "Dome" là một nhà thờ lớn nổi tiếng tại Cologne (Cologne Cathedral) đã được Unesco xem như một trong những kiến trúc văn hóa của nhân loại cần được bảo tồn. Đứng trên sân thềm nhà thờ, tôi không thể hình dung nó rộng lớn ra sao. Ra ngoài xa ngước nhìn lên muốn trật ót, tôi mới thấy được 2 đỉnh tháp! Tài liệu cho biết chiều cao 157 mét và Cologne Cathedral được xây dựng bởi Thiên Chúa Giáo thời trung cổ trước khi hoàn thành năm 1248. Trong đệ nhị thế chiến "Dome" bị trúng nhiều bom đạn nhưng vẫn đứng vững. Hiện nay công cuộc tái thiết đang tiếp tục mặc dù chiến tranh đã kết thúc hơn 60 năm qua. Nếu bên ngoài nhà thờ kiên trúc kiên cố bao nhiêu thì trong cấu tạo tinh vi bấy nhiêu. Các cửa kính hình vòm đầy màu sắc trên cao đều là những công trình nghệ thuật. Đi vòng sau nhà thờ, tôi thấy nhiều khối đá to để sẳn và chợt hiểu ra người ta đã tìm từng loại đá có màu sắc rập với màu sắc nguyên thủy rồi đục tạc sao cho vừa kích thước để thay thế những chỗ bị hư hại. Đó là lý do tại sao việc sửa chữa kéo dài hàng chục năm vẫn chưa hoàn tất.
Ngày 5/5 Đi Paris
Một giờ trưa, chúng tôi đến gare xe lửa Hauptbahnhof kế bên "Dome" đã viếng hôm trước để đi Paris. Vợ chồng Hiệp đi Paris nhiều lần nên rành 6 câu, còn vợ chồng tôi "đi Tây" lần đầu như hai con nai già ngơ ngác. *
Xe lửa tốc hành chạy từ Kưln qua Paris mất 4 tiếng và xuyên qua nước Bĩ. Đón tiếp chúng tôi tại sân Gare Du Nord có Nhà thơ, Nhạc sĩ Đỗ Bình, chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Sĩ Paris, Nhạc sĩ, Tiến sĩ Hàn Lâm Lê Mộng Nguyên và Bà Nguyễn Bá Hậu, đại diện phu quân là BS Nguyễn Bá Hậu.
Sau những phút bắt tay thân mật và hỏi han nhau, tất cả bảy người chúng tôi lại lên xe lửa để đến một trạm khác, nơi mà hai anh Đỗ Bình, Lê Mộng Nguyên chia tay và Bà BS Hậu sẽ xuống giúp chúng tôi lấy Taxi về nhà chị Ngọc Sương, một người chị bà con cô cậu của Năm Hiệp. Tại sân ga, Nhạc sĩ Đỗ Bình tặng tập thơ "Mùa Xưa Vỗ Cánh", CD "Mộng Vàng" mới làm năm 2008, và 2 món quà lưu niệm. NS Lê Mộng Nguyên tặng CD "Trăng Mờ Bên Suối" và một cuốn sách "Nhà Văn Hải Ngoại". Tác giả Phương Du Nguyễn Bá Hậu cũng gởi tặng quyễn sách "Hoa Tâm". Phu nhân BS Nguyễn Bá Hậu có gương mặt thật phúc hậu và trò chuyện vui vẻ cởi mở. Sợ Taxi chạy vòng vòng để lấy thêm tiền, bà chận họng tài xế trước bằng cách nói từ đây tới đó chỉ có 8 ể10 euros cho 4 người. Sau khi lo lắng cho chúng tôi xong, bà tiễn lên xe và vẫy tay tạm biệt, hẹn 8 giờ tối sẽ gặp lại trong bữa cơm dành cho Sinh Nhật của anh Lê Mộng Nguyên.
* Trên xe lửa thấy vợ đi toilet quá lâu, tôi hỏi: "Bộ hồi nãy bà đái ra cây hả bà?" Bả trả lời: "Tại mò hoài không biết xả nước chỗ nào, tui mới đạp thử cái bàn đạp nhỏ dưới sàn, thời may nước túa ra cái ào!"
(Nói nhỏ: Khi đi xe lửa tại Paris, các bạn nhớ thủ sẳn tiền cắc để tiêu tiểu trong ga, kẻo lạng quạng đi không kịp! Máy nhận tiền xong, mới xoay cổng cho đi qua. Ai không có tiền cắc thì ráng nín, nín không được thì vận nội công ... chun đại qua cổng! Bên Đức trái lại, có một nhân viên vệ sinh ngồi thu tiền tại chỗ. Ở một nhà ga, giá trọn bộ là một đồng, còn chỉ đi tiểu thì sáu cắt. Hai đứa tôi mất 80 xu nên nhớ rất rõ!)
Đến giờ hẹn, chúng tôi lần lượt đến nhà hàng trước, nhạc sĩ Lê mộng Nguyên, một người có nụ cười thật dễ thương, đến sau, Tôi bàn với Đỗ Bình, nhân bữa cơn thân mật, ta khai thác mối tình của tác giả với người con gái "bên suối lúc trăng mờ" được mọi người đồng ý. Chị Hiệp mở đầu: "Xin anh Lê Mộng Nguyên xác nhận là người con gái đó có thật và có phải anh đã yêu thầm cô ấy?" Thay vì trả lời câu hỏi, chàng nhạc sĩ chỉ cười: "Tình trong giây phút mà thành thiên thu". Nói xong anh lại cười sung sướng. Anh cho biết "người ấy" đã có mặt trong buổi sinh hoạt VHNT "Trăng Mờ Bên Suối ểLê Mộng Nguyên & Những Tình Khúc Xa Xưa, Thơ Mùa Xưa Vỗ Cánh của nhà thơ Đỗ Bình" chiều 19/4/08 tại hội trường khách sạn Best Western, Falls Church, VA., được tổ chức bởi gia đình mạnh thường quân: Ô.B Hoài Thanh, nguyên Chủ Nhiệm tuần báo Đại Chúng và được bảo trợ của hầu hết văn nghệ sĩ vùng Hoa Thạnh Đốn. Tôi hỏi: "Anh thấy người bây giờ ra sao?" LMN: "Vẫn còn nét đẹp như xưa!" Tối hôm ấy tôi đã tìm thấy ở LMN một mẫu người nghệ sĩ chân thật, và anh đã chân thật một cách lãng mạn đáng yêu. Rất tiếc không có mặt nhạc sĩ Trịnh Hưng: anh đang hôn mê trên giường bệnh và mất sau đó 5 ngày.
Ngày 6/5 Đi một vòng Paris
Chín giờ sáng, chúng tôi đi bô ra khu Paris 13 ăn sáng và mua trước chút ít quà đem về tặng bạn bè; sợ ngày mai đi sớm không mua kịp. Sau khi chọn quà cho vào túi, tôi ướm thử thấy vừa tay xách; nhưng tôi không tiên liệu mình có thể xách đi xa được bao lâu. Cứ mỗi lần chuyển trạm tôi lại mang cái túi xách thấy càng lúc càng nặng. Lúc đến Khải Hoàn Môn và nhà thờ Đức Bà Notre Dame de Paris, hai tay tôi đã mỏi lắm rồi; lại còn phải xách đi bộ 2 km từ trạm xe lửa đến chân tháp Eiffel!
Tôi nói với bà Nga, vợ Hiệp, nếu còn đi bộ nữa, chắc tôi sẽ vất bỏ cái túi rồi chiều về sẽ mua lại. Nói thì nói vậy, tôi cũng ráng xách vào tận tháp Eiffel. Gặp Đỗ Bình nói anh đã đợi hơn một giờ, không biết có chuyện gì xảy ra. Khi đến chân tháp hai chân tôi rất đỗi vui mừng vì được nghỉ xả hơi! Vừa xà xuống ghế, tôi cởi ngay đôi giày ra và thấy hai ngón chân đã bị dộp. Tuy nhiên, tôi rất sung sướng được viếng một kỳ quan nổi tiếng của nước Pháp.
Nghỉ ngơi, trò chuyện một lúc, chúng tôi gặm bánh mì, uống nước và chụp hình khá lâu rồi tiếp tục đi lên Quảng Trường Tự Do Dân Chủ tuốt trên cao để có thể nhìn toàn cảnh Tour Eiffel và con sông Seine uốn khúc bên dưới. Tôi ẳm túi quà trước ngực lê từng bước lên dốc, chậm rãi như một nhà sư ôm bình bát đi khất thực! Thấy vậy, Đỗ Bình bươc xuống giành xách và từ đó trở đi anh không cho tôi "ẳm" nữa.
Rời tháp Eiffel, chúng tôi đến "Sacré Coeur" là nhà thờ nổi tiếng trên thế giới về lịch sử cũng như về hội họa. Xuống xe lửa và đi bộ (lại đi bộ!) từ xa, tôi đã nhìn thấy nhà thờ tọa lạc chểm chệ trên đỉnh đồi. Càng đến gần, "Sacré Coeur" trông càng uy nghi hoành tráng.
Đứng dưới chân đồi Montmartre, ngước mắt lên thật cao nhưng tôi chỉ thấy được một phần nhà thờ và tự hỏi người ta phải mất bao nhiêu thời gian để leo lên hàng trăm nấc thang trước khi đặt chân đến sân thềm? Riêng tôi, một du khách thấm đòn, dù một nấc tôi cũng không leo! Có lẽ biết trước như thế nên bạn già Hiệp đến mua vé để xe cáp kéo chúng tôi lên.
Trong nhà thờ, Đỗ Bình tận tình giải thích những điều tôi muốn biết. Tôi bỗng nhớ lại đầu thập niên 60, tôi có xem phim ‘Le train’ kể chuyện Đức quốc xã chiếm một phần đất của nước Pháp và vơ vét tài sản chở về Đức, trong đó có nhiều bức tranh vô giá chở trên một đoàn tàu. Tôi hỏi anh có phải từ nhà thờ nầy không? Đỗ Bình trả lời "Phải" và nói "Lát nữa ra khỏi nhà thờ, tôi sẽ hướng dẫn các anh chị đi xem hầm chứa tranh". Tôi dốt đặc về hội họa nên nói với anh chúng ta chỉ nên đi qua đó cho biết thôi vì thời gian không cho phép. Sau khi quan sát hầm tranh, chúng tôi đi lộn nhằm chổ có một nhạc sĩ kéo violon thật tuyệt ngoài trời.
Kế đến là vào khu hội họa sống ểVillage Montmartreểnơi có hàng trăm họa sĩ bán tranh và vẽ tại chổ cho du khách. Tôi thấy họ vẽ đủ mọi thể loại, từ những bức vẽ tỉnh vật đến những bức tranh trừu tượng, nhưng hầu hết là tranh phóng đại từ ảnh bán thân và tranh lập thể. Bước tới, tôi thấy một họa sĩ xếp giá vẽ, cho dụng cụ vào ba lô, khoát trên lưng rời sớm, trong khi các đồng nghiệp khác vẫn say sưa vẽ. Có lẽ ông không còn hứng thú nữa! Đỗ Bình nói hầu hết các nghệ nhân ở đây là những họa sĩ nghèo, nhưng cũng có người nổi tiếng. Anh tiếp: Đến Sacré Coeur, du khách không thể không thăm viếng làng nghệ sĩ Montmartre sống động và đây là một trong những điểm đặc biệt của Paris.
Sau khi được "trục" xuống để ra về, chúng tôi lại đi bộ qua con đường hẻm đã đưa đến chân đồi. Tôi đi trước chụp hình và thấy hai bà tạt vào lề đường coi quần áo rồi dội ngược trở ra. Tôi thấy áo quần cũng thường như các đồ chợ trời bên Mỹ, nhưng hình như trong bản giá có lưỡi dao lam để cho các bà ham coi biết thế nào là lễ độ! Chúng tôi lấy xe lửa đến một trạm để về lại khu Paris 13, và trước khi chia tay, tôi đại diện mời Đỗ Bình dùng một bữa cơm thân mật nhưng anh từ chối vì sợ công nhân trên tuyến đường về Cergy lại đình công như tối hôm trước.
Đến Paris lần nầy tôi rất tiếc không đủ thì giờ thăm viếng các danh lam thắng cảnh, các trung tâm văn hóa, lịch sử và thưởng thức những công trình kiến trúc của nước Pháp. Hai ngày ở Paris qua thật nhanh, nhanh như sự hối hả của những người đi xe lửa! Nhưng những hình ảnh đón tiếp và tình cảm của quý văn hữu, nhất là sự tiếp đãi niềm nỡ ân cần của chị Ngọc Sương dành cho chúng tôi dường như đang cô đọng lại./. (Số báo tới: Viếng cảng Hamburg, thành phố Lủbeck, Berlin và bức tương Ô Nhục).
Ngày 7/5 Năm giờ sáng, chị Sương đánh thức chúng tôi dậy. Chị nói sợ tụi em mỏi mệt ngủ quên. Cái tình chị em giữa Năm Hiệp và bà chị sao thân thiết quá chừng làm cho vợ chồng chúng tôi cũng cảm thấy gần gũi lây, mặc dầu Hiệp đã giới thiệu trước về người chị từng ở chung, ăn chung, hồi còn đi học. Từ giã chị Sương, từ giã Paris sau hai ngày ngắn ngủi, tôi mới thấy hối tiếc là mình mang tiếng đi du lịch mà như chạy giặc, không đủ thì giờ tìm hiểu thêm văn hóa Pháp đã học và đã từng đọc qua sách báo. ... Trong bút ký Những Ngày Ở Đảo Guam, tôi lỡ viết câu:
"A beaux mentir ce qui revient de loin"
(Đi xa về nói dóc).
Vì thế, để tránh tiếng nhà báo nói láo ăn tiền, chỗ nào chúng tôi có đến, tôi chứng minh bằng hình ảnh, chỗ nào không có đến, tôi minh định rõ là do truy lục tài liệu, nếu thấy cần bổ túc cho bài viết. Trong phần viết sau, tôi dịch tài liệu khi nói đến một vài nơi, xin bạn đọc thông cảm.
Trên chuyến xe trở về Đức, tôi ngồi nhắm mắt, có lúc ngủ thật, nhưng lúc thức, tôi nghe hết mấy chuyện tếu do già Hiệp kể. Bỗng lão nói lớn: "Dậy đi cha! Ngủ hoài! Sắp vô tới nước Đức rồi". Kể từ đó tôi mở mắt luôn. Xe vẫn lao nhanh vun vút. Khi nhìn thấy một núi sắt vụn khổng lồ và tấm bảng đề chữ KRUPP, tôi lấy làm tiếc đã không chụp kịp bức ảnh những khối sắt to cắt vuông vức chồng chất lên nhau như đồ chơi tháo ráp hỗn độn của trẻ em. Chắc quí độc giả đã biết KRUPP là một hãng thép khét tiếng của nước Đức, chuyên sản xuất đường rầy xe lửa, xe tăng, và đại pháo..., nói chung là những món hàng sắt thép từ trước đệ nhất thế chiến. Đến đây, người viết xin bổ xung một chút về lịch sử gia đình KRUPP. Theo tài liệu, đầu tiên, ông tổ Friedrich Krupp (1787ể1826) chỉ thành lập một nhà máy nhỏ về sắt thép tại Essen, Đức.
Năm 1810, Alfred Krupp (1812-1887), người con trai của ông nổi danh là ‘Cannon King’ Vua cà nôngểgiới thiệu phương pháp mới sản xuất khối lượng lớn sắt thép. Càng ngày ông càng chuyên môn trong ngành vũ khí đạn dược nên khai thác tất cả các mõ than và sắt khắp nước Đức.
Đến đời cháu, ông Frieđrich.Alfred Krupp (184ể1902) chú trọng về thương mại nhiều hơn là về kỹ thuật và đã phát triển nhanh chóng thành gia đình tài phiệt KRUPP. Năm 1933, vương quốc sắt thép Krupp bị quốc hữu hóa và Hitler đã trực tiếp ra lịnh sản xuất vũ khí ngày đêm để chuẩn bị chiến tranh. Các bạn có tin rằng vào năm 1941, Đức quốc xã đã có đại bác lớn nhất thế giới? Tài liệu cho thấy một khẩu càểnông khổng lồ có đường kính 800 mm, nặng 1.344 tấn, được 500 binh sĩ phục vụ và chi huy bởi một trung tướng nhằm mục đích khẩn cấp là nghiền nát chiến lũy Maginot bảo vệ biên giới Pháp. (Tôi nghĩ cà-nông nầy mà thụt một trúng phát, tám cái tháp canh cũng nát tanh bành chớ đừng nói chi một cái!).
The biggest was the "Gustav Gun" built in Essen, Germany in 1941 by the firm of Friedrich Krupp, The strategic weapon of its day, the Gustav Gun was built at the direct order of Adolph Hitler for the express purpose of crushing Maginot Line forts protecting the French frontier. To accomplish this, Krupp designed a giant railway gun weighing 1344 tons with a bore diameter of 800mm (31.5″) and served by a 500-man crew commanded by a major general.
Buổi trưa không biết mấy giờ, chúng tôi về đến Cologne; chỉ biết là phải về Hamburg trong đêm theo lịnh của xếp. Ông già nầy còn gân lắm, lái xe một mình trên 5 tiếng đồng hồ, ngoại trừ lúc đi tiểu và đổ xăng. Lại nói về việc đi vệ sinh: Ai muốn sạch sẽ thì vào cây xăng mua phiếu đi toilet; đi xong có quyền dùng những phiếu ấy mua đồ ăn, thức uống hoặc để dành xài ở nơi khác. Hai đứa tôi mua 2 phiếu đi tiểu hết 1 đồng, và phải bù thêm tiền cho 2 ly cà phê rồi bưng ra ngoài nhâm nhi. Trên xa lộ cũng có chỗ nghỉ ngơi, tiểu tiên miễn phí như các rest area bên Mỹ nhưng... bốc mùi hơn!
Ngày 8/5
Hiệp kể: mới 8 giờ sáng, cô Tư Cẩm Hương đã gọi điện thoại qua, nói tới giờ nầy mà Ba chưa chịu đưa chú thím Diệu ra khỏi nhà. Có lẽ cô Tư muốn chúng tôi đi sớm, về sớm nghỉ ngơi để sáng mai tới phiên cô làm người hướng dẫn? Lập tức, ông chủ hối chúng tôi ra khỏi nhà để đi viếng cảng Hamburg, một hải cảng quan trọng của nước Đức và còn nói 9/5 là ngày kỷ niệm 800 năm thành lập cảng Hamburg, sẽ có nhiều tiết mục độc đáo để xem. Vậy là chúng tôi sẽ đi viếng một nơi tới hai lần. Lần đầu đi phà chạy quanh cảng và qua các ụ sửa tàu. Trên boong phà, có đủ các sắc dân du khách: Mễ, Nam Mỹ, Nhật, Trung Hoa và Pháp cũng có. Nhìn quanh quất, tôi nghĩ chỉ có bốn chúng tôi là người Việt Nam. Phà cặp nhiều bến để cho du khách lên xuống xem những nơi họ thích. Đến bến cuối cùng thì phà chạy vòng trở lại khởi điểm để làm một tour khác. Năm phút sau phà cặp bến. Từ xa, chợt thấy một chiếc taxi đạp rất đẹp, tôi bèn rủ mọi người đến xem. Tài xế là một thanh niên nói tiếng Anh lưu loát đang ngồi tréo cẳng ngổng trong phòng lái chờ khách. Khi tôi ngõ ý xin chụp hình, anh ta vui vẻ đồng ý và còn nói nhớ gởi ảnh qua email cho anh. Ở Amsterdam cũng có taxi đạp, nhưng vì ban đêm quá đông người nên hình chụp không được vừa ý. Với 5 euro, tài xế sẽ đạp xe đưa hai người ngồi đàng sau đi một vòng trên bến cảng chơi cho biết.
Thành phố cảng tuy sầm uất, tấp nập, nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ xưa. Gần ga xe lửa là một nhà thờ rất lớn. Tòa thị chánh Hamburg rất cao và rất rộng. Nhìn gần từ bên ngoài, du khách không thể nào thấy toàn diện chiều dài và chiều rộng của toà nhà. Xét về mặt kiến trúc và nghệ thuật, theo tôi, Toà Đô Chánh Sàigòn không có kí lô nào để so sánh.
Bên trong, những hình ảnh lịch sử cận đại được chưng bày ngay tại đại sảnh đường. Có cả ảnh của Hitler diễn thuyết trước một rừng quân Đức quốc xã. Xem xong, Hiệp kéo chúng tôi ra, qua bên kia đường và bảo tội tình gì đứng ngoài nắng quan sát, hãy vào ngồi trong lều cho mát. Nói xong anh ta biến mất, khoảng 10’ sau, bê ra một dĩa ‘guột’ chiên xếp đôi dài nửa thước, và hai ly bia to tổ bố. (Tiếng Đức viết là wurst, món xúc xích to bằng trái chuối già, tương tự như khúc dồi chiên của VN. Món nầy mà ăn lúc uống beer là hết xẩy!).
Ngày 9/5 Fish market
Theo chương trình đã sắp đặt, Cẩm Huơng đến để đưa tôi và Ba của cháu trở ra cảng Hamburg xem chợ cá và lễ hội. Khi chúng tôi đến thì đã có một rừng người, đông không thể tưởng tương. Bạn đọc nghĩ thử coi suốt chiều dài trên 2 km đó bao nhiêu con người lúc nhúc để tranh nhau từng bước chân. Chúng tôi không thể chen lấn xem tất cả các gian hàng và các tiết mục, nhưng đã đến một vài chỗ. Chỗ nào cũng vui. Thi dụ ở chỗ trình diễn nhạc sáo trúc của dân Nam Mỹ, giàn nhạc với 2 nghệ sĩ thổi sáo trúc tuyệt vời. Sau khi thổi một ống sáo, người nghệ sĩ biểu diễn một giàn sáo gồm nhiều ống to nhỏ, dài ngắn khác nhau và thổi từ nốt cao nhất đến cung bậc thấp nhất. Có lúc sáo trổi lên tíu tít như tiếng chim buổi sáng và có lúc trầm buồn như tiếng ai gọi hồn từ vực thẳm…
Tôi đang say sưa thưởng thức thì Cẩm Hương kéo đi. Cô hướng dẫn viên nầy đi kèm sát bên tôi vì muốn giải thích đầy đủ cho một du khách cù lần. Ky ức tôi bỗng chổi dậy: Tôi nhớ lại lúc còn đi học, thỉnh thoảng tôi hay ra đường Lê Lợi Sài Gòn mua sách cũ; lần nào tôi cũng cà rà nơi ông già ngồi trước chỗ đi tiểu khai ngấy bán sáo trúc và những bản nhạc quay ronéo. Ông vừa khoét lỗ sáo vừa thổi thử. Thấy ông thổi sáo dễ dàng, tôi mua một ống và bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Về nhà tôi siêng năng tập dợt với hi vọng sau nầy sẽ thổi bài Con Thuyền Không Bến cho bạn bè lé mắt chơi. Ai dè một đêm nghe thổi, ba tôi chê: "Mầy thổi gì nghe còn thua thằng chệt thiến heo!". Thất vọng quá, ngày hôm sau tôi lấy ống sáo đem chụm lửa luôn!
Đến chỗ bán cá, tôi thấy du khách đứng rất đông trước một chiếc xe. Trong xe, một người đàn ông rao bán cá đấu giá rất vui, Thoạt tiên ông ta lấy một tờ giấy lớn, tay kia bốc một con lươn khá dài rồi vổ vào tờ giấy nghe cái "pạch". Ông lại bốc 2 con cá gì nữa, rồi bốc tiếp một con cá thu. Khách chờ chừng nào thấy rẻ mới mua; chờ không thấy ai mua ông bỏ xuống và lại lấy tờ giấy khác bốc con lươn và vổ cái "pạch" như lần trước. Lần nầy ông ta cho cá nhiều hơn và rao giá to lên. Chắc thấy rẻ nên một người nhảy ra mua, ông nói gì làm mọi người cười ồ rồi trút hết cá vào chỗ cũ. Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, Cẩm Hương thông dịch lại là lần trước cá ít, ổng ra giá 20 đồng nên không ai mua; lần sau cá nhiều mà ổng rao bán có 10 đồng nên người đứng trước nhảy ra mua. Người ta cười ồ là tại ổng nói "bộ tao ngu sao bán bao nhiêu cá đây cho mầy 10$!"
Trên cảng có rất nhiều xe bán cá đấu giá, và xe nào cũng có một, hai hoạt náo viên nên không khí rất vui nhộn. Cẩm Hưong cũng đưa tôi ra cầu tàu để xem bán cá vừa cặp bến. Sau đó chúng tôi đến quày bán trái cây; ngươì hướng dẫn nói ở đây bán nhiều loại trái cây chất đầy trong một giỏ mây thật đẹp với giá rẻ mạt; nhiều khi chỉ bằng giá cái giỏ mây mua trong tiệm.
Ngày 10/5 Viếng Lủbeck
Sáng sớm hôm sau, cũng chính người hướng dẫn hôm trước lái xe đón chúng tôi đi viếng thành phố Lủbeck cách Hamburg 70 km. Trên xe cô vừa lái vừa giới thiệu thành phố cỗ Lủbeck, về lịch sử cũng như về văn hóa. Qua trao đổi, tôi nhận thấy cô kỹ sư nầy có kiến thức rộng, hoạt bát và rất nhiệt tình. Vào thành phố, kiếm chỗ đậu xe xong, chúng tôi bắt đầu lội bộ đi xem các nơi chính yếu. Trước hết cô giắt chúng tôi qua một con đường lớn, đến một tiệm bánh kẹo và nói trong đó có loại chocolat nổi tiếng của vùng Lủbeck rồi quẹo vào một còn đường nhỏ, nơi mà khách bộ hành có thể thấy từng phiến đá lót trên mặt đường để giữ nguyên nét cổ kính. Con đường nầy đưa chúng tôi qua một khu phố nhỏ, thỉnh thoảng có các con hẻm rất hẹp, và từ xa, tôi thấy một tấm "banner" treo rất cao giăng ngang giữa đường phố.
Khi tôi đến chụp ảnh, người nữ hướng dẫn mới giới thiệu đây là bảo tàng viện lưu trữ những tác phẩm của văn hào Gủnter Grass, được giải Nobel văn chương năm 1999, trước ông Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) một năm. Qua phần tiểu sử bên dưới, có lẽ bạn đọc cũng đồng ý với tôi ông Gủnter Grass là một nhân vật xuất chúng, chẳng phải vì ông đã từng đoạt giải Nobel văn chương mà ông còn là một nhà thơ, nhà điêu khắc, họa sĩ; đặc biệt là một nhà chính trị nổi tiếng với những bài diễn thuyết chống chủ nghĩa độc tài cuồng tín của Hitler. Nội việc những tác phẩm của ông được lưu trữ trong viện bảo tàng đủ để nói lên điều đó!
Gủnter Grass The Nobel Prize in Literature 1999 Biography
Gủnter Grass was born in 1927 in Danzig-Langfuhr of Polish-German parents. After military service and captivity by American forces 1944-46, he worked as a farm labourer and miner and studied art in Dủsseldorf and Berlin. 1956-59 he made his living as a sculptor, graphic artist and writer in Paris, and subsequently Berlin. In 1955 Grass became a member of the socially critical Gruppe 47 (later described with great warmth in The Meeting at Telgte), his first poetry was published in 1956 and his first play produced in 1957.
His major international breakthrough came in 1959 with his allegorical and wide-ranging picaresque novel The Tin Drum (filmed by Schlưndorff), a satirical panorama of German reality during the first half of this century, which, with Cat and Mouse and Dog Years, was to form what is called the Danzig Trilogy. In the 1960s Grass became active in politics, participating in election campaigns on behalf of the Social Democrat party and Willy Brandt. He dealt with the responsibility of intellectuals in Local Anaesthetic, From the Diary of a Snail and in his "German tragedy" The Plebeians Rehearse the Uprising, and published political speeches and essays in which he advocated a Germany free from fanaticism and totalitarian ideologies. His childhood home, Danzig, and his broad and suggestive fabulations were to reappear in two successful novels criticising civilisation, The Flounder and The Rat, which reflect Grass's commitment to the peace movement and the environmental movement. Vehement debate and criticism were aroused by his mammoth novel Ein weites Feld which is set in the DDR in the years of the collapse of communism and the fall of the Berlin wall. In My Century he presents the history of the past century from a personal point of view, year by year. As a graphic artist, Grass has often been responsible for the covers and illustrations for his own works.
Grass was President of the Akademie der Kủnste in Berlin 1983-86, active within the German Authors' Publishing Company and PEN. He has been awarded a large number of prizes, among them Preis der Gruppe 47 1958, "Le meilleur livre étranger" 1962, the Bủchner Prize 1965, the Fontane Prize 1968, Premio Internazionale Mondello 1977, the Alexander-Majakowski Medal, Gdansk 1979, the Antonio Feltrinelli Prize 1982, Groưer Literaturpreis der Bayerischen Akademie 1994. He has honorary doctorates from Kenyon College and the Universities of Harvard, Poznan and Gdansk.
(Đọc các giải ở phần cuối tiểu sử, tôi thấy ớn xương sống trước con người tài ba lỗi lạc nầy!)
Sau cùng chúng tôi đi xem một kiến trúc của Thiên Chúa giáo. Hướng dẫn viên cho biết hình ngôi thánh đường nầy được in trên tờ giấy 50 Đức mã trước khi Đức thống nhất Chuyến viếng thăm nầy tuy ngắn và không mất thời gian như chuyến đi những chỗ xa; nhưng nhờ hướng dẫn viên sắp xếp gọn và có chủ đích, tôi rất hài lòng được viếng những nơi văn hoá quan trọng của thành phố Lủbeck.
Trở về dến Hamburg, tài xế đưa hai "bà ngoại" đi chợ để mua bột về làm bánh bao. Sau khi vào một siêu thị lớn, ông bạn già kéo tôi đến thẳng một gian hàng bán thức ăn và nói trước là để cho tôi biết của cơ sở của "tụi nó". Một cô gái còn trẻ đến hỏi, giọng rặc Bắc kỳ 75: "Các bác uống gì?"; Hiệp trả lời cộc lốc: "beer". Tôi bồi thêm: "Ở đây uống beer có phải mua kèm theo thức ăn không?". Tôi không dám chắc cô có biết là tôi hỏi móc hay không, nhưng cô ta "vô tư" trả lời: "Các bác cứ uống thoải mái!"
Tôi viết lại như thế để bạn đọc thấy được bọn vc có mặt khắp nơi; từ các cơ sở thương mại, chúng chui vô báo chí và các trung tâm văn hóa mà ít có người để ý nhận ra.
Ngày 11/5 -Viếng Berlin
Cẩm Hương để ông xã một mình giắt 3 đứa con và 1 đứa cháu đi Berlin bằng xe lửa tốc hành, còn cô thì đi "xe lửa làng" với chúng tôi để phụ giúp ông già giải thích nhưng nơi đi qua và những điều tôi cần biết. Từ Hamburg đến Berlin, "xe lửa làng" chạy mất bốn giờ trong khi xe lửa tốc hành chỉ mất hơn một tiếng. Đúng là xe lửa làng! Cứ cách khoảng 10 ể15 phút, đoàn tàu lại dừng ở một trạm làng vắng, có rất ít người lên xuống, rồi lại lăn bánh nhanh dần, nhanh dần… Những cánh đồng hoang và những căn nhà bỏ phế đầy hình vẽ trôi ngược về phía sau một cách buồn tẻ. Ở một trạm dừng khác khá lâu, tôi quan sát một khu bỏ trống hoàn toàn, một nhóm người đi lại và có cảm tưởng người dân Đông Đức lạnh lùng hơn những người Tây Đức đã gặp. Dưới con mắt chủ quan của tôi, ho ỉít biểu lộ tình cảm và cử chỉ thân thiện, ít nhất là trên nét mặt.
Có phải đời sống sau bức màn sắt là như thế? Có phải xã hội đóng kín, nhồi sọ đã tạo ra những con người như thế? Tôi tự trả lời bằng những thái độ hống hách, vô giáo dục của những kẻ mà tôi phải tiếp xúc sau ngày 30/4. Khi được hỏi về điều nầy, Hiệp bảo tôi nhận xét đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Còn một điểm nữa là họ rất liều lĩnh và bất cần đời. Anh tiếp: "Giữa cánh đồng, bạn đã thấy nhiều chòi canh rải rác; trong đó lính canh cộng sản Đức được lịnh bắn hạ tại chỗ những người đang lao động bỏ chạy. Tôi nghĩ rằng không một người nào chạy thoát lằn đạn đại liên và những con chó berger hung dữ". Và để bổ túc cho điểm "bất cần đời", anh kể sau khi Đức thống nhứt, mỗi người dân Đông Đức được lãnh một số tiền cứu trợ. Họ không có gì để mua với số tiền quá lớn mà suốt đời họ chưa từng mơ ước nên rải tung khắp nơi hoặc đem đốt! Anh tiếp: "Có nhiều người Việt làm giàu ngang xương. Đánh hơi được mối lợi lớn, họ ra chợ hốt hết chuối chin hoặc đồ ăn rẻ mạt rồi chạy xe suốt đêm lên Berlin bán với giá cắt cổ. Mà người dân Đông Đức quá đói khổ thì giá nào họ cũng mua!"
Xế trưa, chúng tôi đến ga Berlin. Ga xe lửa lớn và tối tân chưa từng thấy! Nhà ga có nhiều tầng; khi xuống dưới đất để ra cổng, tôi có cảm tưởng như xe lửa đã chạy trên trời! Nơi đầu tiên chúng tôi đi bộ đến là sân cỏ rất rộng trước Toà nhà Quốc Hội, đối diện với nơi làm việc của Thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel. Chờ tôi chụp hình xong Toà Quốc hội có cái bán cầu bằng kính, già Hiệp lôi áo tôi quay lại, chỉ sân trước văn phòng của Thủ tướng Đức và nói đó là nơi lão từng đứng hướng dẫn đồng bào trong các lần biểu tình chống CSVN.
Từ xa, tôi chụp hình những du khách đang sắp hàng vào Toà Nhà Quốc Hội và lên vòm kính bán cầu để nhìn toàn cảnh thành phố Berlin. Kế đến, chúng tôi thả bộ đến nghĩa trang Do Thái, một khu tiêu biểu dành cho 6 triệu người Do Thái bị đã giết bởi những người Đức cuồng sát. Giữa chốn phồn hoa đô hội, hàng trăm nấm mộ nổi đang nằm buồn thảm. Những khối xiểmăng màu xám nhô lên hàng hàng lớp lớp như để nhắc nhở loài người nhớ mãi vết nhơ của dân tộc Đức. Để làm ấm lòng những người đã nằm xuống và những gia đình nạn nhân còn sống sót, bà Thủ tướng Đức đã chính thức nhận lỗi cho dân tộc mình và cúi đầu trước những hồn oan ngoại chủng. Trong khi đó hàng năm CSVN vẫn tổ chức ăn mừng chiến thắng Mậu Thân. Có lẽ họ thích khiêu vũ với hàng ngàn âm hồn đang vất vưỡng quanh kinh thành Huế! Sau đó chúng tôi đi đến Quảng trường Tự Do, iếng Đức kêu là "Brandenburg Tor".
Giữa cảnh người đi lại tấp nập, tôi chợt thấy một hàng người của Pháp Luân Công ngồi thiền giữa trưa trời nắng gắt sau một tấm biểu ngữ dài để phản đối Trung Cộng tra tấn rất dã man và sát hại nhiều người trong môn phái. Đàng kia, nhiều đám đông bu quanh những người đóng vai pho tượng cho du khách chụp hình. Qua một bà trang phục màu chì, và mặt cũng sơn màu xám chì là hai pho tượng lính Đức. Tôi thả tiền lẻ trong một cái lon rồi nhảy lên đứng giữa. Người bên phải của tôi là người thật, nhưng giả làm một anh lính, bên trái là tượng thật của một sĩ quan Đức.
Cẩm Hương lại hối đi để kịp viếng các nơi khác. Cô cao giò dài bước làm tôi theo muốn hụt hơi đến một con sông. Đến nơi, cô bảo đây là sông SPREE lịch sử của nước Đức. Chỗ tôi chụp hình chỉ rộng độ 30 m là cùng. Theo thỏa hiệp quốc tế, người nào qua hơn nửa con sông thì thuộc về bờ bên đó. Trong quá khứ có rất nhiều người bên phía Đông Đức liều mạng bơi qua sông để tìm tự do, nhưng hầu hết đều bị lính cộng sản Đông Đức bắn chết, trước khi đến bến bờ Tự Do! Trong hình trên, các thập tự giá là dấu tích tưởng niệm những người đã chết. Chúng tôi cũng đến viếng nhà thờ cụt đầu đã bị quân đội đồng minh ném bom cụt mất phần trên trong đệ nhị thế chiến; nhưng chính phủ Đức giữ y nguyên di tích lịch sử. Rời nhà thờ cụt đầu, chúng tôi lấy xe bus đi xem di tích của bức tường Ô Nhục cách đó khoảng 5 km.
BERLIN WALL: Curtain of shame!
Để biết thêm về Bức Tường Ô Nhục, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi ôn lại một giai đoạn ngắn lịch sử của nước Đức: ể1945: Sau khi đầu hàng đồng minh; nước Đức bị cắt đôi đôi bởi hiệp định Postdam (Postdam Agreement). ểTrong chiến tranh lạnh 1949–1962, Stalin, rồi đến Krushchev làm mưa làm gió ở Âu châu; đặc biệt là áp đặt chế độ CS lên đông Đức. ểKinh tế tây Đức sung túc và đời sống chính trị dễ thở hơn đông Đức rất nhiều nên dân đông Đức tìm mọi cách đô xô qua phía bên kia để tìm cuộc sống mới. ểTừ tháng 1 đến tháng 8/1961, đã có 160.000 người vượt tuyến tìm tự do. Và cũng tính đến 1961, con số không chính thức ghi nhận tổng cộng 3 triệu ngừời, chiếm 1/6 dân số đông Đức dã sang tây Đức bằng mọi cách. ểTrước tình trạng mất dân ngày càng trầm trọng, phe cộng sản Xô Viết ểCộng Hoà Dân Chủ Đức quyết định lập "bức màn sắt" (Iron Curtain). Chủ tịch đông Đức Erich Honecker ra lịnh cho công binh đúc những tấm xiểmăng cốt sắt, và chuẩn bị gạch, đá, bột thạch cao và các vật liệu xây dựng khác từ trước. ểRạng ngày 13/8/1961, người Đức cả hai miền đông, tây Berlin bàng hoàng trước hàng rào kẻm gai xuất hiện đột ngột cắt 192 con đường, gồm 97 đường thuộc đông Đức và 95 thuộc tây Đức.. Kể từ đấy thân nhân, bạn bè không còn được qua lại thăm viếng nhau nữa, và họ còn biết phóng mắt qua hàng rào ngăn cách để tìm thấy nhau. ểNgay sau đó một bức tường dài 27 miles (43 km) chia cách đông và tây Berlin được dựng lên. Đông Đức tuyên truyền là để chống lại những con mắt dọ thám từ phiá tây Đức. Dọc bức tường vây quanh Berlin có hàng trăm vọng gác chiếu đèn rực sáng và hàng chục hầm bunker. Lính gát luôn thay đổi để không biết mặt nhau và được lịnh hạ người nào xâm nhập "vùng tử thần" mà không cần bắn cảnh cáo. Nếu tính cả hàng rào kẻm gai, bải mìn và những chướng ngại vật khác, "bức tường sắt" có chiều dài 166km (một tài liệu khác viết 177 km).
Với "bức tường tử thần" đông Đức tin tưởng sẽ không mất dân nữa; nhưng dân chúng khát khao tự do vẫn tìm mọi cách sang tây Đức. Ban đêm họ đào hầm, trèo tường hoặc liều mạng vượt qua bải mìn và hàng rào kẻm gai; nhưng đều bị bắn chết trước khi trèo lên tường.
Peter Fechter lies dying after being shot by East German border guards. Photo achieved international notoriety, 1962.
Năm 1987, TT Reagan viếng đông Đức và trong một bài diễn văn nẩy lửa tại Berlin, ông chỉ bức tường và nói với ông Gorbochev "Tear this wall down!", ểKết quả, hai năm sau, tường bị hạ vào năm 1989. Bức tường sắt mà cộng sản Đức tin sẽ đứng vĩnh viễn chỉ tồn tại có 28 năm! Khi dân chúng đông và tây Bá Linh dùng búa tạ đập vỡ chỗ đầu tiên, họ tiến đến ôm nhau và reo hò mừng ngày sum họp! Lời nói của vị Tổng thống Hoa Kỳ đã đưa đến sự sụp đổ của bức tường ngăn cách Bá Linh và lót đường cho sự thống nhất nước Đức ngày 3/10/1990. Đó là tôi cố gắng tóm tắt lịch sử bức tường Bá Linh mà người Tây Đức gọi là Bức Tường Ô Nhục. Thực tế, chúng tôi đã đến viếng một đoạn còn giữ lại khoảng 1 km của bức tường để làm di tích lịch sử. Hai người hướng dẫn thay nhau giải thích. Sau khi xem bức tường thứ nhứt cao chừng 4 m, dày 1 lớp gạch, nhưng rất kiên cố ở các vọng gác; người cha dẫn chúng tôi vào bên trong, chỉ bức tường thứ hai cách 100 m và nói người nào qua được bức tường bên trong còn phải qua vùng tử địa đầy mìn bẩy trước khi đến bức tường chính bên ngoài. Còn người con thì rủ tôi xuống một hầm bunker cho biết, nhưng tôi từ chối vì rất ngại... chun xuống lỗ!
Cô còn nói, muốn sang đông hoặc tây Bá Linh, các giới chức ngoại giao và quân sự đều phải khai báo và bị kiểm soát gắt gao bởi những Checkpoints như Checkpoint Alfa, Checkpoint Bravo và Checkpoint Charlie (bỏ từ 1990). Trước khi đi vào Quảng trường Tự Do, người cha cũng đã chỉ cho tôi thấy 2 hàng gạch đỏ dưới đường và nói đường viền nầy kéo dài 20 km để kỷ niệm vị trí cũ của Checkpoint Charlie và chân bức tường Berlin.
Lời kết:
Nói cám ơn hai người bạn nhiều lời cũng vô ích! Ngoài mối thâm tình giữa tôi và Hồ Bửu Hiệp, mọi người trong gia đình họ Hồ Bửu, kể cả các cháu đã dành cho chúng tôi tất cả cảm tình thân thiết. Tới bữa tiệc chót chia tay, tôi rất cảm kích khi Hiệp xì cho biết anh đã giao việc tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương lại cho những người khác làm để dành hết thì giờ đón tiếp vợ chồng chúng tôi, mặc dù anh là Hội trưởng Hội Cao Niên, có nhiệm vụ lo mọi việc.
Ngoài ra, anh cũng rất bận tổ chức cho bà con đi Hanover dự lễ Phật Đản tại Chùa Viên Giác, một chuyến qua thăm Tiệp Khắc cho người Việt tị nạn cs tại Hamburg, và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của phái đoàn sắp đến. Xin hẹn với bạn hai bạn sẽ trở qua Hamburg lần nữa, và hẹn với độc giả thân ái sẽ viết về một chuyến đi khác.
Trà Nguyễn
14/7/2008
Kính tặng Chị Ngọc Sương, O.ÂB. BS Nguyễn Bá Hậu, Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, Nhà thơ Đỗ Bình; thân tặng gia đình họ Hồ Bửu và gia dình Trương Đức Hạnh.
Đầu tháng 5/2008, tôi đã thực hiện được lời hứa cách đây hơn ba năm là đi thăm bạn bè bên Âu châu. Lúc ấy Hồ Bửu Hiệp, ở bên Đức (Deutschland, ‘va’ gọi đùa là ‘Xứ Đói Lạnh’), là một người bạn thâm tình từ thuở sinh viên hơn 40 năm về trước đã nhiều lần phàn nàn về cái sự ‘hứa lèo’ của tôi, khi tôi trả lời là khi nào để dành đủ ‘tiền xe’ tôi sẽ đi. Ngoài ra, tôi còn hai mục đích khác là thăm Trương Đức Hạnh, Kỷ sư Canh Nông (khóa 3), cũng là người bạn thân thiết, hiện đang ở trong viện dưỡng lão tại Hòa Lan, và một vài văn hữu bên Pháp. Một công đôi ba việc nên tôi không bỏ công trong chuyến đi nầy.
Đi Đức (quốc)
Ngày 2/5 Sau hơn 10 giờ bay, vợ chồng chúng tôi xuống phi trường Dủsseldorf, gọi tắt là Dus. Vợ chồng Hồ Bửu Hiệp từ Hamburg lái xe 5 tiếng và con trai lớn Hồ Bửu Cao đã chờ sẳn từ lúc nào. Nhà của cháu Cao ở tỉnh Kưln (Cologne), cách phi trường khoảng 1 giờ. Tha hương ngộ cố tri: Bạn bè cũ gặp lại mừng hết biết, trên xe hai bà cứ nói chuyện huyên thiên nên chúng tôi đến nhà Cao lúc nào không hay.
Theo chương trình sắp đặt, ngay chiều hôm ấy Hiệp đưa chúng tôi đi thăm thành phố Dủsseldorf; theo lời Cao, là một thành phố cỗ còn giữ những nét truyền thống văn hóa của Đức. Tôi choáng ngợp bởi cảnh người dân ra phố đông nghẹt, uống beer đầy trong các quán khích liền nhau và uống cả ngoài đường. Tôi có chụp hình 1 nhóm thanh niên cùng nhau hút ‘beer cần’; trong ly còn các ống hút dài để lại, và một nhóm phụ nữ mặc đồng phục, cầm chai beer, nhảy nhót rất vui nhộn trên đường phố. Chúng tôi len lỏi giữa rừng người để đến một bàn trống ngoài trời. Cao mua 3 ly beer tươi và nói ‘mời chú Diệu (tên cúng cơm của tôi) uống ly beer đầu tiên trên nước Đức‘. Sau khi ba người đàn ông chúng tôi cạn ly, cháu Hiền, hiền thê của Cao thật là hiền, người luôn luôn có giọng cười giòn tan vui vẻ trong lúc trò chuyện, mời đến một tiệm beer khác. Nơi đây beer được hứng từ thùng gỗ, toát ra mùi thơm phức với bọt trắng đặc sệt trên miệng ly.
Ly beer đầu tiên giá 2 ,5 euros, ly thứ hai lớn hơn, dung tích cở 1 chai Heineken giá 3,2 euros, ngon đặc biệt mà bên Mỹ tôi chưa từng được thưởng thức. (1 euro ăn 0.58 đôểla theo giá hối đoái ngày 13/5 tại phi trường Dus. Các bạn thử tính coi gíá một ly beer thứ nhì bao nhiêu tiền Mỹ. Trong khi đó giá xăng 1,45 euro/lít. Qua 2 món ấy đủ biết đời sông bên Âu châu rất đắc đỏ).
Cao tiếp tục hướng dẫn chúng tôi đến sông Rhein lịch sử của nước Đức. Dưới chân cầu, nước chảy lửng lờ, buồn thảm. như muốn nhớ lại thuở chiến tranh hào hùng trong quá khứ. Sau khi dạo qua vài đường phố nữa, cháu nói: ‘Mời Ba và chú Diệu vào uống beer thước’. Tôi hỏi beer thước là sao; Cao giải thích người ta lấy cái khung bằng gỗ dài 1 thước, sắp 10 cái ly trong đó và rót 10 loại beer vào. Trời đất! Nốc 2 ly beer vừa rồi tôi đã đi cẳng cao cẳng thấp, làm sao dám đấu beer thước với ông bạn già đã từng ở Đức trên hai chục năm!
Thế là chúng tôi về nhà để chuẩn bị sáng mai đi Hòa Lan thăm Trương Đức Hạnh. Trước khi nói về Hạnh, tôi xin nói qua về Hồ Bửu Hiệp.
Trước 75, Hiệp làm ở nguyên tử lực cuộc, dưới quyền của giáo sư Lê Văn Thới. Hiệp kể: Ngay sau ngày 30/4, cả ‘bộ sậu‘ bị áp giải ra Đà Lạt nhốt trong lò nguyên tử, nơi mà tôi có dịp vào đứng trên miệng giếng nước xanh lè để quan sát, nhân chuyến du khảo thực vật do giáo sư Phạm Hoàng Hộ hướng dẫn vào giữa niên học 63 ể64. Sau khi khai thác được ít nhiều (?), tụi cộng sản thả các chuyên viên về. Riêng Hiệp bị giữ lại trong phân viện khoa học kỹ thuật miền Nam để tiếp tục làm việc. Đến năm 1982, sau khi giáo sư Lê Văn Thới qua đời, Hiệp vượt biển và được sum họp với đứa con bị bệnh sốt tê liệt đã được cho đi chữa trị bên Đức trước 1975. Đó là cháu Quế Hương, đã dùng nạn đi được và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa vào năm 1993.
Còn Trương Đức Hạnh cũng là một người bạn chí thân của tôi từ khi anh còn là một thanh niên đẹp trai yêu đời. Sau khi tốt nghiệp và làm việc được ít lâu, Hạnh nhập ngũ khóa 25 Thủ Đức. Các bạn cùng khóa chắc còn nhớ vụ việt cộng giật mìn ở bãi tập làm chết tại chỗ 5 người, và 10 người bị thương, trong đó có một người bị cưa chân. Riêng Trương Đức Hạnh, sau khi giải phầu não, trở thành bán thân bất toại, chân đi cà xích, một cánh tay bất khiển dụng, nên được Bộ chỉ định một chức vụ nhẹ, gần như là ‘ngồi chơi xơi nước’ tại Nha khảo cứu nông nghiệp. Năm 1977, tôi sống vô gia cư và triền miên đói khát. Nhà Hạnh ở Thị Nghè và nhà Hiệp ở Bình Thới là hai nơi tôi thường đến gõ cửa để xin tá túc qua đêm. Hạnh vượt biển vào cuối mùa nên bị thanh lọc và sau 5 năm mới được cho đi định cư nhân đạo. Tuổi già sức yếu, lại tàn tật, Hạnh té mấy lần trong nhà; lần sau cùng té nặng, phải đưa vào bệnh viện cứu cấp. Chữa trị mãi vẫn không phục hồi sức khỏe nên chính phủ Hòa Lan cho vào ở hẳn trong viện dưỡng lão để dễ bề chăm sóc.
Ngày 3/5 đi Hòa Lan thăm bạn và ngửi... mùi phân bò
Mười giờ sáng, vợ lái một xe, chồng lái một xe, Cao chạy theo Hiền qua con đường hẹp và ngoằn nghoèo trong khu xóm, chui khỏi phố thị nhỏ để ra xa lộ trực chỉ Hòa Lan. Trước khi đến biên giới, vợ chồng Hiệp ghé thăm bà sui, mẹ của cháu Hiền. Bà rất niềm nỡ và ân cần mời chúng tôi nán lại dùng cơm rồi hãy đi, nhưng chúng tôi từ chối vì đường còn quá xa. Trên đường đi, tôi thấy giữa những cánh đồng xanh rì bát ngát, thỉnh thoảng lại chen một khoảng màu vàng tươi rực rỡ. Tôi hỏi hoa gì, Cao bảo là một loại cây công nghiệp, người ta trồng để ép hạt lấy đầu.
Xa xa giữa cánh đồng, có những trụ thật cao lấy năng lượng gió; mỗi trụ có 3 cánh quạt quay chầm chậm. Cứ lái xe một quảng, tôi lại thấy nhiều trụ điện khác, và tự hỏi tại sao xứ người ta biết dùng năng lượng gió, còn xứ CSVN thì ham lập lò điện nguyên tử trong khi chưa có đủ kiến thức hoặc chút kinh nghiệm nào về hậu họa do phóng xạ có thể sẽ xảy ra.
Đến biên giới Đức Hòa Lan., tôi ngạc nhiên không thấy ai xét hỏi gì cả, xe bên nầy và xe bên kia cứ chạy thẳng; mặc dầu chúng tôi mang theo sẳn passport để xuất trình. Chạy một đỗi nữa, lỗ mũi tôi đã bắt được mùi khác lạ. Tôi chợt nhớ lần cuối cùng qua Mỹ, Hạnh bảo: "Khi vào đất Hòa Lan, ‘toi’ sẽ ngửi mùi phân bò khắp cả nước." Quả đúng như thế! Hiệp bảo Hòa Lan có nhiều xưởng ủ phân bò để bón cây hoặc làm hơi đốt tỏa ra mùi đặc biệt mà không một nước nào trên thế giới nầy có. Trên đường vắng, mùi phân bò loảng đi, nhưng khi đến gần xưởng ủ, mùi quái ác kia lại nổi lên nồng nặc, ngay cả khi chúng tôi sắp sửa vào thủ đô Amsterdam.
Khoảng ba giờ chiều, chúng tôi đến thành phố Arnhem. Đăng, con Út của Hạnh ra đón tại parking lot để hướng dẫn về nhà, nhưng Hiệp đề nghị đi chợ trời trước để mời "Xừ Diệu" thưởng thức món cá và khoai tây chiên đặc biệt mà hầu như du khách nào đến đây cũng đều nghe tiếng. Thật tình mà nói, khoai tây ở đây ngon và ngọt hơn hết thảy khoai tây chiên của các tiệm bên Mỹ. Cá cũng ngon: đủ loại cá chiên tại chỗ; người ta phải sắp hàng để mua rồi tìm chỗ đứng hoặc ngồi, bốc tay ăn liền cá mới chiên còn nóng hổi. Ăn thì ăn, tôi không quên mục đích chính là vào viện dưỡng lão thăm người bạn của mình nên chẳng bao lâu cả bọn kéo nhau ra về nhà mẹ của Đăng. Trả lời câu hỏi sức khỏe của người bạn bất hạnh của tôi ra sao, chị Hạnh tóm tắt: Mặt tròn trịa ra, nhưng hai chân cứng đơ không co duổi được; khi tỉnh thì nhận ra người vào thăm, hỏi thì trả lời ú ớ, người nghe không thể hiểu, khi lên cơn thì mắt đỏ ngầu và không còn biết gì cả.
Vào viện dưỡng lão, vì chúng tôi đông người nên cháu Đăng xin phép đẩy xe lăn ra ngoài vườn để tiện cho mọi người thăm viếng. Dưới ánh nắng chiều, chúng tôi nhìn thấy rõ bệnh nhân: da mặt hồng hào, tươi (nhưng không tỉnh) nữa là khác. Khi tôi đến bắt tay, Hạnh cũng chìa bàn tay phải ra, mắt nhìn thẳng vào mặt tôi khá lâu. Tôi hỏi: "Hạnh có nhận ra ai đây không? ‘Moi’ là Gởi (tên trong khai sanh) đến thăm ‘toi’ đây". Bạn tôi phản ứng: "Õ....ƠI… ỞI…" làm cho chị Hạnh rất mừng và bảo "Vậy là anh may mắn lắm đó!" Hiệp nói: "Nếu anh Hạnh nhận ra thằng Gởi, anh hãy nhéo lỗ tai nó một cái". Hạnh từ từ đưa tay lên rờ vào tai của tôi nhưng không đủ sức nhéo. Sau đó bệnh nhân đưa mắt nhìn hết người nầy đến người khác, như thể ngạc nhiên hỏi tại sao hôm nay các người lại đến đây đông thế? Có lúc Hạnh phát ra một tràng dài ồ ồ như muốn nói lên một điều gì đó. Đến giờ ăn chiều, Đăng đi nhận khẩu phần đem ra bàn. Nhìn cảnh vợ đút từng muổng thức ăn nhuyển cho chồng, chúng tôi im lặng để tôn trọng sự hy sinh cao cả và lòng nhẫn nại vô biên của người đàn bà.
Thời gian thăm viếng đã khá dài, chúng tôi đành phải từ giã bệnh nhân. Khi cháu Đăng đẩy xe lăn vào phòng, Hạnh gầm gừ thật lâu; đến lúc nghe vợ nhắc nói cám ơn, Hạnh phát âm rõ từng chữ "ÓM… ON". Rời viện dưỡng lão, lòng tôi nặng trĩu bởi vòng Sinh Lão Bệnh Tử của thân phận con người. ... Sáu giờ chiều, chúng tôi về nhà để đón Hiền và các cháu ra nhà hàng của Quang, anh của cháu Đăng, theo lời mời từ trước. Vơ chồng Quang tuy rất bận, khách vô tấp nập, cũng lăn xăn tiếp đãi chúng tôi thật ân cần chu đáo. Ăn xong, chúng tôi lại lên đường đi Amsterdam. Chương trình nầy cũng do ông già Hiệp sắp đặt. Lão có lý khi bảo tôi đi Hòa Lan mà không đến viếng thủ đô Amsterdam với những cái độc đáo của nó là một điều thiếu sót lớn. Rủi mai kia mốt nọ có ai hỏi, biết đâu mà trả lời. Vào Amsterdam, anh dẫn giải cho tôi đủ thứ chuyện: từ chuyện thuê xe đạp để đi trong thành phố đến việc mời khách của các người mẫu đứng trong lồng kính. Tôi đã nghe về "khu đèn xanh, đèn đỏ" nầy từ lâu, nhưng đêm nay mới thấy tận mắt từng người con gái mặc hai mảnh rất khêu gợi đứng lẵng lơ sau cửa kính. Qua một cô đang hút thuốc, kế bên là một cô gái có thân hình rất đẹp dùng ngón tay trỏ ngoắc ngoắc chúng tôi vào. Có nhiều hẻm như thế và trên mỗi con hẻm, các nhà thổ san sát nhau như những căn phố. Đàn ông (có cả đàn bà) tứ xứ đi xem nườm nượp đến độ phải chen lấn và được "rửa mắt" hả hê. Vào một hẻm khác, thấy tâm bản đề chữ "300 men only", tôi thắc mắc không biết người ta muốn nói cái gì. Đến đầu một hẻm nữa, Hiệp hỏi tôi có dám đưa bà xã vô coi phim làm tình không, thì hắn sẽ mua vé!
Bên ngoài rạp hát, hình ảnh bộ phận sinh dục nam và nữ được quảng bá công khai, tha hồ xem... Kể ra, trong chuyến đi nầy, ngoài việc thăm bạn Trương Đức Hạnh, tôi còn được thưởng thức sinh hoạt khu "đèn xanh, đèn đỏ", đặc biệt là "được"... ngửi mùi phân bò!
Ngày 4/5 Viếng Cologne Cathedral
Từ Amsterdam, 3 giờ sáng chúng tôi mới mò về tới nhà. Tôi tưởng đượỉc "off" một ngày, nhưng lão Hiệp đâu có chịu buông tha. Buổi trưa, lão hối chúng tôi sửa soạn để đi viếng "Dome" là một nhà thờ lớn nổi tiếng tại Cologne (Cologne Cathedral) đã được Unesco xem như một trong những kiến trúc văn hóa của nhân loại cần được bảo tồn. Đứng trên sân thềm nhà thờ, tôi không thể hình dung nó rộng lớn ra sao. Ra ngoài xa ngước nhìn lên muốn trật ót, tôi mới thấy được 2 đỉnh tháp! Tài liệu cho biết chiều cao 157 mét và Cologne Cathedral được xây dựng bởi Thiên Chúa Giáo thời trung cổ trước khi hoàn thành năm 1248. Trong đệ nhị thế chiến "Dome" bị trúng nhiều bom đạn nhưng vẫn đứng vững. Hiện nay công cuộc tái thiết đang tiếp tục mặc dù chiến tranh đã kết thúc hơn 60 năm qua. Nếu bên ngoài nhà thờ kiên trúc kiên cố bao nhiêu thì trong cấu tạo tinh vi bấy nhiêu. Các cửa kính hình vòm đầy màu sắc trên cao đều là những công trình nghệ thuật. Đi vòng sau nhà thờ, tôi thấy nhiều khối đá to để sẳn và chợt hiểu ra người ta đã tìm từng loại đá có màu sắc rập với màu sắc nguyên thủy rồi đục tạc sao cho vừa kích thước để thay thế những chỗ bị hư hại. Đó là lý do tại sao việc sửa chữa kéo dài hàng chục năm vẫn chưa hoàn tất.
Ngày 5/5 Đi Paris
Một giờ trưa, chúng tôi đến gare xe lửa Hauptbahnhof kế bên "Dome" đã viếng hôm trước để đi Paris. Vợ chồng Hiệp đi Paris nhiều lần nên rành 6 câu, còn vợ chồng tôi "đi Tây" lần đầu như hai con nai già ngơ ngác. *
Xe lửa tốc hành chạy từ Kưln qua Paris mất 4 tiếng và xuyên qua nước Bĩ. Đón tiếp chúng tôi tại sân Gare Du Nord có Nhà thơ, Nhạc sĩ Đỗ Bình, chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Sĩ Paris, Nhạc sĩ, Tiến sĩ Hàn Lâm Lê Mộng Nguyên và Bà Nguyễn Bá Hậu, đại diện phu quân là BS Nguyễn Bá Hậu.
Sau những phút bắt tay thân mật và hỏi han nhau, tất cả bảy người chúng tôi lại lên xe lửa để đến một trạm khác, nơi mà hai anh Đỗ Bình, Lê Mộng Nguyên chia tay và Bà BS Hậu sẽ xuống giúp chúng tôi lấy Taxi về nhà chị Ngọc Sương, một người chị bà con cô cậu của Năm Hiệp. Tại sân ga, Nhạc sĩ Đỗ Bình tặng tập thơ "Mùa Xưa Vỗ Cánh", CD "Mộng Vàng" mới làm năm 2008, và 2 món quà lưu niệm. NS Lê Mộng Nguyên tặng CD "Trăng Mờ Bên Suối" và một cuốn sách "Nhà Văn Hải Ngoại". Tác giả Phương Du Nguyễn Bá Hậu cũng gởi tặng quyễn sách "Hoa Tâm". Phu nhân BS Nguyễn Bá Hậu có gương mặt thật phúc hậu và trò chuyện vui vẻ cởi mở. Sợ Taxi chạy vòng vòng để lấy thêm tiền, bà chận họng tài xế trước bằng cách nói từ đây tới đó chỉ có 8 ể10 euros cho 4 người. Sau khi lo lắng cho chúng tôi xong, bà tiễn lên xe và vẫy tay tạm biệt, hẹn 8 giờ tối sẽ gặp lại trong bữa cơm dành cho Sinh Nhật của anh Lê Mộng Nguyên.
* Trên xe lửa thấy vợ đi toilet quá lâu, tôi hỏi: "Bộ hồi nãy bà đái ra cây hả bà?" Bả trả lời: "Tại mò hoài không biết xả nước chỗ nào, tui mới đạp thử cái bàn đạp nhỏ dưới sàn, thời may nước túa ra cái ào!"
(Nói nhỏ: Khi đi xe lửa tại Paris, các bạn nhớ thủ sẳn tiền cắc để tiêu tiểu trong ga, kẻo lạng quạng đi không kịp! Máy nhận tiền xong, mới xoay cổng cho đi qua. Ai không có tiền cắc thì ráng nín, nín không được thì vận nội công ... chun đại qua cổng! Bên Đức trái lại, có một nhân viên vệ sinh ngồi thu tiền tại chỗ. Ở một nhà ga, giá trọn bộ là một đồng, còn chỉ đi tiểu thì sáu cắt. Hai đứa tôi mất 80 xu nên nhớ rất rõ!)
Đến giờ hẹn, chúng tôi lần lượt đến nhà hàng trước, nhạc sĩ Lê mộng Nguyên, một người có nụ cười thật dễ thương, đến sau, Tôi bàn với Đỗ Bình, nhân bữa cơn thân mật, ta khai thác mối tình của tác giả với người con gái "bên suối lúc trăng mờ" được mọi người đồng ý. Chị Hiệp mở đầu: "Xin anh Lê Mộng Nguyên xác nhận là người con gái đó có thật và có phải anh đã yêu thầm cô ấy?" Thay vì trả lời câu hỏi, chàng nhạc sĩ chỉ cười: "Tình trong giây phút mà thành thiên thu". Nói xong anh lại cười sung sướng. Anh cho biết "người ấy" đã có mặt trong buổi sinh hoạt VHNT "Trăng Mờ Bên Suối ểLê Mộng Nguyên & Những Tình Khúc Xa Xưa, Thơ Mùa Xưa Vỗ Cánh của nhà thơ Đỗ Bình" chiều 19/4/08 tại hội trường khách sạn Best Western, Falls Church, VA., được tổ chức bởi gia đình mạnh thường quân: Ô.B Hoài Thanh, nguyên Chủ Nhiệm tuần báo Đại Chúng và được bảo trợ của hầu hết văn nghệ sĩ vùng Hoa Thạnh Đốn. Tôi hỏi: "Anh thấy người bây giờ ra sao?" LMN: "Vẫn còn nét đẹp như xưa!" Tối hôm ấy tôi đã tìm thấy ở LMN một mẫu người nghệ sĩ chân thật, và anh đã chân thật một cách lãng mạn đáng yêu. Rất tiếc không có mặt nhạc sĩ Trịnh Hưng: anh đang hôn mê trên giường bệnh và mất sau đó 5 ngày.
Ngày 6/5 Đi một vòng Paris
Chín giờ sáng, chúng tôi đi bô ra khu Paris 13 ăn sáng và mua trước chút ít quà đem về tặng bạn bè; sợ ngày mai đi sớm không mua kịp. Sau khi chọn quà cho vào túi, tôi ướm thử thấy vừa tay xách; nhưng tôi không tiên liệu mình có thể xách đi xa được bao lâu. Cứ mỗi lần chuyển trạm tôi lại mang cái túi xách thấy càng lúc càng nặng. Lúc đến Khải Hoàn Môn và nhà thờ Đức Bà Notre Dame de Paris, hai tay tôi đã mỏi lắm rồi; lại còn phải xách đi bộ 2 km từ trạm xe lửa đến chân tháp Eiffel!
Tôi nói với bà Nga, vợ Hiệp, nếu còn đi bộ nữa, chắc tôi sẽ vất bỏ cái túi rồi chiều về sẽ mua lại. Nói thì nói vậy, tôi cũng ráng xách vào tận tháp Eiffel. Gặp Đỗ Bình nói anh đã đợi hơn một giờ, không biết có chuyện gì xảy ra. Khi đến chân tháp hai chân tôi rất đỗi vui mừng vì được nghỉ xả hơi! Vừa xà xuống ghế, tôi cởi ngay đôi giày ra và thấy hai ngón chân đã bị dộp. Tuy nhiên, tôi rất sung sướng được viếng một kỳ quan nổi tiếng của nước Pháp.
Nghỉ ngơi, trò chuyện một lúc, chúng tôi gặm bánh mì, uống nước và chụp hình khá lâu rồi tiếp tục đi lên Quảng Trường Tự Do Dân Chủ tuốt trên cao để có thể nhìn toàn cảnh Tour Eiffel và con sông Seine uốn khúc bên dưới. Tôi ẳm túi quà trước ngực lê từng bước lên dốc, chậm rãi như một nhà sư ôm bình bát đi khất thực! Thấy vậy, Đỗ Bình bươc xuống giành xách và từ đó trở đi anh không cho tôi "ẳm" nữa.
Rời tháp Eiffel, chúng tôi đến "Sacré Coeur" là nhà thờ nổi tiếng trên thế giới về lịch sử cũng như về hội họa. Xuống xe lửa và đi bộ (lại đi bộ!) từ xa, tôi đã nhìn thấy nhà thờ tọa lạc chểm chệ trên đỉnh đồi. Càng đến gần, "Sacré Coeur" trông càng uy nghi hoành tráng.
Đứng dưới chân đồi Montmartre, ngước mắt lên thật cao nhưng tôi chỉ thấy được một phần nhà thờ và tự hỏi người ta phải mất bao nhiêu thời gian để leo lên hàng trăm nấc thang trước khi đặt chân đến sân thềm? Riêng tôi, một du khách thấm đòn, dù một nấc tôi cũng không leo! Có lẽ biết trước như thế nên bạn già Hiệp đến mua vé để xe cáp kéo chúng tôi lên.
Trong nhà thờ, Đỗ Bình tận tình giải thích những điều tôi muốn biết. Tôi bỗng nhớ lại đầu thập niên 60, tôi có xem phim ‘Le train’ kể chuyện Đức quốc xã chiếm một phần đất của nước Pháp và vơ vét tài sản chở về Đức, trong đó có nhiều bức tranh vô giá chở trên một đoàn tàu. Tôi hỏi anh có phải từ nhà thờ nầy không? Đỗ Bình trả lời "Phải" và nói "Lát nữa ra khỏi nhà thờ, tôi sẽ hướng dẫn các anh chị đi xem hầm chứa tranh". Tôi dốt đặc về hội họa nên nói với anh chúng ta chỉ nên đi qua đó cho biết thôi vì thời gian không cho phép. Sau khi quan sát hầm tranh, chúng tôi đi lộn nhằm chổ có một nhạc sĩ kéo violon thật tuyệt ngoài trời.
Kế đến là vào khu hội họa sống ểVillage Montmartreểnơi có hàng trăm họa sĩ bán tranh và vẽ tại chổ cho du khách. Tôi thấy họ vẽ đủ mọi thể loại, từ những bức vẽ tỉnh vật đến những bức tranh trừu tượng, nhưng hầu hết là tranh phóng đại từ ảnh bán thân và tranh lập thể. Bước tới, tôi thấy một họa sĩ xếp giá vẽ, cho dụng cụ vào ba lô, khoát trên lưng rời sớm, trong khi các đồng nghiệp khác vẫn say sưa vẽ. Có lẽ ông không còn hứng thú nữa! Đỗ Bình nói hầu hết các nghệ nhân ở đây là những họa sĩ nghèo, nhưng cũng có người nổi tiếng. Anh tiếp: Đến Sacré Coeur, du khách không thể không thăm viếng làng nghệ sĩ Montmartre sống động và đây là một trong những điểm đặc biệt của Paris.
Sau khi được "trục" xuống để ra về, chúng tôi lại đi bộ qua con đường hẻm đã đưa đến chân đồi. Tôi đi trước chụp hình và thấy hai bà tạt vào lề đường coi quần áo rồi dội ngược trở ra. Tôi thấy áo quần cũng thường như các đồ chợ trời bên Mỹ, nhưng hình như trong bản giá có lưỡi dao lam để cho các bà ham coi biết thế nào là lễ độ! Chúng tôi lấy xe lửa đến một trạm để về lại khu Paris 13, và trước khi chia tay, tôi đại diện mời Đỗ Bình dùng một bữa cơm thân mật nhưng anh từ chối vì sợ công nhân trên tuyến đường về Cergy lại đình công như tối hôm trước.
Đến Paris lần nầy tôi rất tiếc không đủ thì giờ thăm viếng các danh lam thắng cảnh, các trung tâm văn hóa, lịch sử và thưởng thức những công trình kiến trúc của nước Pháp. Hai ngày ở Paris qua thật nhanh, nhanh như sự hối hả của những người đi xe lửa! Nhưng những hình ảnh đón tiếp và tình cảm của quý văn hữu, nhất là sự tiếp đãi niềm nỡ ân cần của chị Ngọc Sương dành cho chúng tôi dường như đang cô đọng lại./. (Số báo tới: Viếng cảng Hamburg, thành phố Lủbeck, Berlin và bức tương Ô Nhục).
Ngày 7/5 Năm giờ sáng, chị Sương đánh thức chúng tôi dậy. Chị nói sợ tụi em mỏi mệt ngủ quên. Cái tình chị em giữa Năm Hiệp và bà chị sao thân thiết quá chừng làm cho vợ chồng chúng tôi cũng cảm thấy gần gũi lây, mặc dầu Hiệp đã giới thiệu trước về người chị từng ở chung, ăn chung, hồi còn đi học. Từ giã chị Sương, từ giã Paris sau hai ngày ngắn ngủi, tôi mới thấy hối tiếc là mình mang tiếng đi du lịch mà như chạy giặc, không đủ thì giờ tìm hiểu thêm văn hóa Pháp đã học và đã từng đọc qua sách báo. ... Trong bút ký Những Ngày Ở Đảo Guam, tôi lỡ viết câu:
"A beaux mentir ce qui revient de loin"
(Đi xa về nói dóc).
Vì thế, để tránh tiếng nhà báo nói láo ăn tiền, chỗ nào chúng tôi có đến, tôi chứng minh bằng hình ảnh, chỗ nào không có đến, tôi minh định rõ là do truy lục tài liệu, nếu thấy cần bổ túc cho bài viết. Trong phần viết sau, tôi dịch tài liệu khi nói đến một vài nơi, xin bạn đọc thông cảm.
Trên chuyến xe trở về Đức, tôi ngồi nhắm mắt, có lúc ngủ thật, nhưng lúc thức, tôi nghe hết mấy chuyện tếu do già Hiệp kể. Bỗng lão nói lớn: "Dậy đi cha! Ngủ hoài! Sắp vô tới nước Đức rồi". Kể từ đó tôi mở mắt luôn. Xe vẫn lao nhanh vun vút. Khi nhìn thấy một núi sắt vụn khổng lồ và tấm bảng đề chữ KRUPP, tôi lấy làm tiếc đã không chụp kịp bức ảnh những khối sắt to cắt vuông vức chồng chất lên nhau như đồ chơi tháo ráp hỗn độn của trẻ em. Chắc quí độc giả đã biết KRUPP là một hãng thép khét tiếng của nước Đức, chuyên sản xuất đường rầy xe lửa, xe tăng, và đại pháo..., nói chung là những món hàng sắt thép từ trước đệ nhất thế chiến. Đến đây, người viết xin bổ xung một chút về lịch sử gia đình KRUPP. Theo tài liệu, đầu tiên, ông tổ Friedrich Krupp (1787ể1826) chỉ thành lập một nhà máy nhỏ về sắt thép tại Essen, Đức.
Năm 1810, Alfred Krupp (1812-1887), người con trai của ông nổi danh là ‘Cannon King’ Vua cà nôngểgiới thiệu phương pháp mới sản xuất khối lượng lớn sắt thép. Càng ngày ông càng chuyên môn trong ngành vũ khí đạn dược nên khai thác tất cả các mõ than và sắt khắp nước Đức.
Đến đời cháu, ông Frieđrich.Alfred Krupp (184ể1902) chú trọng về thương mại nhiều hơn là về kỹ thuật và đã phát triển nhanh chóng thành gia đình tài phiệt KRUPP. Năm 1933, vương quốc sắt thép Krupp bị quốc hữu hóa và Hitler đã trực tiếp ra lịnh sản xuất vũ khí ngày đêm để chuẩn bị chiến tranh. Các bạn có tin rằng vào năm 1941, Đức quốc xã đã có đại bác lớn nhất thế giới? Tài liệu cho thấy một khẩu càểnông khổng lồ có đường kính 800 mm, nặng 1.344 tấn, được 500 binh sĩ phục vụ và chi huy bởi một trung tướng nhằm mục đích khẩn cấp là nghiền nát chiến lũy Maginot bảo vệ biên giới Pháp. (Tôi nghĩ cà-nông nầy mà thụt một trúng phát, tám cái tháp canh cũng nát tanh bành chớ đừng nói chi một cái!).
The biggest was the "Gustav Gun" built in Essen, Germany in 1941 by the firm of Friedrich Krupp, The strategic weapon of its day, the Gustav Gun was built at the direct order of Adolph Hitler for the express purpose of crushing Maginot Line forts protecting the French frontier. To accomplish this, Krupp designed a giant railway gun weighing 1344 tons with a bore diameter of 800mm (31.5″) and served by a 500-man crew commanded by a major general.
Buổi trưa không biết mấy giờ, chúng tôi về đến Cologne; chỉ biết là phải về Hamburg trong đêm theo lịnh của xếp. Ông già nầy còn gân lắm, lái xe một mình trên 5 tiếng đồng hồ, ngoại trừ lúc đi tiểu và đổ xăng. Lại nói về việc đi vệ sinh: Ai muốn sạch sẽ thì vào cây xăng mua phiếu đi toilet; đi xong có quyền dùng những phiếu ấy mua đồ ăn, thức uống hoặc để dành xài ở nơi khác. Hai đứa tôi mua 2 phiếu đi tiểu hết 1 đồng, và phải bù thêm tiền cho 2 ly cà phê rồi bưng ra ngoài nhâm nhi. Trên xa lộ cũng có chỗ nghỉ ngơi, tiểu tiên miễn phí như các rest area bên Mỹ nhưng... bốc mùi hơn!
Ngày 8/5
Hiệp kể: mới 8 giờ sáng, cô Tư Cẩm Hương đã gọi điện thoại qua, nói tới giờ nầy mà Ba chưa chịu đưa chú thím Diệu ra khỏi nhà. Có lẽ cô Tư muốn chúng tôi đi sớm, về sớm nghỉ ngơi để sáng mai tới phiên cô làm người hướng dẫn? Lập tức, ông chủ hối chúng tôi ra khỏi nhà để đi viếng cảng Hamburg, một hải cảng quan trọng của nước Đức và còn nói 9/5 là ngày kỷ niệm 800 năm thành lập cảng Hamburg, sẽ có nhiều tiết mục độc đáo để xem. Vậy là chúng tôi sẽ đi viếng một nơi tới hai lần. Lần đầu đi phà chạy quanh cảng và qua các ụ sửa tàu. Trên boong phà, có đủ các sắc dân du khách: Mễ, Nam Mỹ, Nhật, Trung Hoa và Pháp cũng có. Nhìn quanh quất, tôi nghĩ chỉ có bốn chúng tôi là người Việt Nam. Phà cặp nhiều bến để cho du khách lên xuống xem những nơi họ thích. Đến bến cuối cùng thì phà chạy vòng trở lại khởi điểm để làm một tour khác. Năm phút sau phà cặp bến. Từ xa, chợt thấy một chiếc taxi đạp rất đẹp, tôi bèn rủ mọi người đến xem. Tài xế là một thanh niên nói tiếng Anh lưu loát đang ngồi tréo cẳng ngổng trong phòng lái chờ khách. Khi tôi ngõ ý xin chụp hình, anh ta vui vẻ đồng ý và còn nói nhớ gởi ảnh qua email cho anh. Ở Amsterdam cũng có taxi đạp, nhưng vì ban đêm quá đông người nên hình chụp không được vừa ý. Với 5 euro, tài xế sẽ đạp xe đưa hai người ngồi đàng sau đi một vòng trên bến cảng chơi cho biết.
Thành phố cảng tuy sầm uất, tấp nập, nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ xưa. Gần ga xe lửa là một nhà thờ rất lớn. Tòa thị chánh Hamburg rất cao và rất rộng. Nhìn gần từ bên ngoài, du khách không thể nào thấy toàn diện chiều dài và chiều rộng của toà nhà. Xét về mặt kiến trúc và nghệ thuật, theo tôi, Toà Đô Chánh Sàigòn không có kí lô nào để so sánh.
Bên trong, những hình ảnh lịch sử cận đại được chưng bày ngay tại đại sảnh đường. Có cả ảnh của Hitler diễn thuyết trước một rừng quân Đức quốc xã. Xem xong, Hiệp kéo chúng tôi ra, qua bên kia đường và bảo tội tình gì đứng ngoài nắng quan sát, hãy vào ngồi trong lều cho mát. Nói xong anh ta biến mất, khoảng 10’ sau, bê ra một dĩa ‘guột’ chiên xếp đôi dài nửa thước, và hai ly bia to tổ bố. (Tiếng Đức viết là wurst, món xúc xích to bằng trái chuối già, tương tự như khúc dồi chiên của VN. Món nầy mà ăn lúc uống beer là hết xẩy!).
Ngày 9/5 Fish market
Theo chương trình đã sắp đặt, Cẩm Huơng đến để đưa tôi và Ba của cháu trở ra cảng Hamburg xem chợ cá và lễ hội. Khi chúng tôi đến thì đã có một rừng người, đông không thể tưởng tương. Bạn đọc nghĩ thử coi suốt chiều dài trên 2 km đó bao nhiêu con người lúc nhúc để tranh nhau từng bước chân. Chúng tôi không thể chen lấn xem tất cả các gian hàng và các tiết mục, nhưng đã đến một vài chỗ. Chỗ nào cũng vui. Thi dụ ở chỗ trình diễn nhạc sáo trúc của dân Nam Mỹ, giàn nhạc với 2 nghệ sĩ thổi sáo trúc tuyệt vời. Sau khi thổi một ống sáo, người nghệ sĩ biểu diễn một giàn sáo gồm nhiều ống to nhỏ, dài ngắn khác nhau và thổi từ nốt cao nhất đến cung bậc thấp nhất. Có lúc sáo trổi lên tíu tít như tiếng chim buổi sáng và có lúc trầm buồn như tiếng ai gọi hồn từ vực thẳm…
Tôi đang say sưa thưởng thức thì Cẩm Hương kéo đi. Cô hướng dẫn viên nầy đi kèm sát bên tôi vì muốn giải thích đầy đủ cho một du khách cù lần. Ky ức tôi bỗng chổi dậy: Tôi nhớ lại lúc còn đi học, thỉnh thoảng tôi hay ra đường Lê Lợi Sài Gòn mua sách cũ; lần nào tôi cũng cà rà nơi ông già ngồi trước chỗ đi tiểu khai ngấy bán sáo trúc và những bản nhạc quay ronéo. Ông vừa khoét lỗ sáo vừa thổi thử. Thấy ông thổi sáo dễ dàng, tôi mua một ống và bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Về nhà tôi siêng năng tập dợt với hi vọng sau nầy sẽ thổi bài Con Thuyền Không Bến cho bạn bè lé mắt chơi. Ai dè một đêm nghe thổi, ba tôi chê: "Mầy thổi gì nghe còn thua thằng chệt thiến heo!". Thất vọng quá, ngày hôm sau tôi lấy ống sáo đem chụm lửa luôn!
Đến chỗ bán cá, tôi thấy du khách đứng rất đông trước một chiếc xe. Trong xe, một người đàn ông rao bán cá đấu giá rất vui, Thoạt tiên ông ta lấy một tờ giấy lớn, tay kia bốc một con lươn khá dài rồi vổ vào tờ giấy nghe cái "pạch". Ông lại bốc 2 con cá gì nữa, rồi bốc tiếp một con cá thu. Khách chờ chừng nào thấy rẻ mới mua; chờ không thấy ai mua ông bỏ xuống và lại lấy tờ giấy khác bốc con lươn và vổ cái "pạch" như lần trước. Lần nầy ông ta cho cá nhiều hơn và rao giá to lên. Chắc thấy rẻ nên một người nhảy ra mua, ông nói gì làm mọi người cười ồ rồi trút hết cá vào chỗ cũ. Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, Cẩm Hương thông dịch lại là lần trước cá ít, ổng ra giá 20 đồng nên không ai mua; lần sau cá nhiều mà ổng rao bán có 10 đồng nên người đứng trước nhảy ra mua. Người ta cười ồ là tại ổng nói "bộ tao ngu sao bán bao nhiêu cá đây cho mầy 10$!"
Trên cảng có rất nhiều xe bán cá đấu giá, và xe nào cũng có một, hai hoạt náo viên nên không khí rất vui nhộn. Cẩm Hưong cũng đưa tôi ra cầu tàu để xem bán cá vừa cặp bến. Sau đó chúng tôi đến quày bán trái cây; ngươì hướng dẫn nói ở đây bán nhiều loại trái cây chất đầy trong một giỏ mây thật đẹp với giá rẻ mạt; nhiều khi chỉ bằng giá cái giỏ mây mua trong tiệm.
Ngày 10/5 Viếng Lủbeck
Sáng sớm hôm sau, cũng chính người hướng dẫn hôm trước lái xe đón chúng tôi đi viếng thành phố Lủbeck cách Hamburg 70 km. Trên xe cô vừa lái vừa giới thiệu thành phố cỗ Lủbeck, về lịch sử cũng như về văn hóa. Qua trao đổi, tôi nhận thấy cô kỹ sư nầy có kiến thức rộng, hoạt bát và rất nhiệt tình. Vào thành phố, kiếm chỗ đậu xe xong, chúng tôi bắt đầu lội bộ đi xem các nơi chính yếu. Trước hết cô giắt chúng tôi qua một con đường lớn, đến một tiệm bánh kẹo và nói trong đó có loại chocolat nổi tiếng của vùng Lủbeck rồi quẹo vào một còn đường nhỏ, nơi mà khách bộ hành có thể thấy từng phiến đá lót trên mặt đường để giữ nguyên nét cổ kính. Con đường nầy đưa chúng tôi qua một khu phố nhỏ, thỉnh thoảng có các con hẻm rất hẹp, và từ xa, tôi thấy một tấm "banner" treo rất cao giăng ngang giữa đường phố.
Khi tôi đến chụp ảnh, người nữ hướng dẫn mới giới thiệu đây là bảo tàng viện lưu trữ những tác phẩm của văn hào Gủnter Grass, được giải Nobel văn chương năm 1999, trước ông Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) một năm. Qua phần tiểu sử bên dưới, có lẽ bạn đọc cũng đồng ý với tôi ông Gủnter Grass là một nhân vật xuất chúng, chẳng phải vì ông đã từng đoạt giải Nobel văn chương mà ông còn là một nhà thơ, nhà điêu khắc, họa sĩ; đặc biệt là một nhà chính trị nổi tiếng với những bài diễn thuyết chống chủ nghĩa độc tài cuồng tín của Hitler. Nội việc những tác phẩm của ông được lưu trữ trong viện bảo tàng đủ để nói lên điều đó!
Gủnter Grass The Nobel Prize in Literature 1999 Biography
Gủnter Grass was born in 1927 in Danzig-Langfuhr of Polish-German parents. After military service and captivity by American forces 1944-46, he worked as a farm labourer and miner and studied art in Dủsseldorf and Berlin. 1956-59 he made his living as a sculptor, graphic artist and writer in Paris, and subsequently Berlin. In 1955 Grass became a member of the socially critical Gruppe 47 (later described with great warmth in The Meeting at Telgte), his first poetry was published in 1956 and his first play produced in 1957.
His major international breakthrough came in 1959 with his allegorical and wide-ranging picaresque novel The Tin Drum (filmed by Schlưndorff), a satirical panorama of German reality during the first half of this century, which, with Cat and Mouse and Dog Years, was to form what is called the Danzig Trilogy. In the 1960s Grass became active in politics, participating in election campaigns on behalf of the Social Democrat party and Willy Brandt. He dealt with the responsibility of intellectuals in Local Anaesthetic, From the Diary of a Snail and in his "German tragedy" The Plebeians Rehearse the Uprising, and published political speeches and essays in which he advocated a Germany free from fanaticism and totalitarian ideologies. His childhood home, Danzig, and his broad and suggestive fabulations were to reappear in two successful novels criticising civilisation, The Flounder and The Rat, which reflect Grass's commitment to the peace movement and the environmental movement. Vehement debate and criticism were aroused by his mammoth novel Ein weites Feld which is set in the DDR in the years of the collapse of communism and the fall of the Berlin wall. In My Century he presents the history of the past century from a personal point of view, year by year. As a graphic artist, Grass has often been responsible for the covers and illustrations for his own works.
Grass was President of the Akademie der Kủnste in Berlin 1983-86, active within the German Authors' Publishing Company and PEN. He has been awarded a large number of prizes, among them Preis der Gruppe 47 1958, "Le meilleur livre étranger" 1962, the Bủchner Prize 1965, the Fontane Prize 1968, Premio Internazionale Mondello 1977, the Alexander-Majakowski Medal, Gdansk 1979, the Antonio Feltrinelli Prize 1982, Groưer Literaturpreis der Bayerischen Akademie 1994. He has honorary doctorates from Kenyon College and the Universities of Harvard, Poznan and Gdansk.
(Đọc các giải ở phần cuối tiểu sử, tôi thấy ớn xương sống trước con người tài ba lỗi lạc nầy!)
Sau cùng chúng tôi đi xem một kiến trúc của Thiên Chúa giáo. Hướng dẫn viên cho biết hình ngôi thánh đường nầy được in trên tờ giấy 50 Đức mã trước khi Đức thống nhất Chuyến viếng thăm nầy tuy ngắn và không mất thời gian như chuyến đi những chỗ xa; nhưng nhờ hướng dẫn viên sắp xếp gọn và có chủ đích, tôi rất hài lòng được viếng những nơi văn hoá quan trọng của thành phố Lủbeck.
Trở về dến Hamburg, tài xế đưa hai "bà ngoại" đi chợ để mua bột về làm bánh bao. Sau khi vào một siêu thị lớn, ông bạn già kéo tôi đến thẳng một gian hàng bán thức ăn và nói trước là để cho tôi biết của cơ sở của "tụi nó". Một cô gái còn trẻ đến hỏi, giọng rặc Bắc kỳ 75: "Các bác uống gì?"; Hiệp trả lời cộc lốc: "beer". Tôi bồi thêm: "Ở đây uống beer có phải mua kèm theo thức ăn không?". Tôi không dám chắc cô có biết là tôi hỏi móc hay không, nhưng cô ta "vô tư" trả lời: "Các bác cứ uống thoải mái!"
Tôi viết lại như thế để bạn đọc thấy được bọn vc có mặt khắp nơi; từ các cơ sở thương mại, chúng chui vô báo chí và các trung tâm văn hóa mà ít có người để ý nhận ra.
Ngày 11/5 -Viếng Berlin
Cẩm Hương để ông xã một mình giắt 3 đứa con và 1 đứa cháu đi Berlin bằng xe lửa tốc hành, còn cô thì đi "xe lửa làng" với chúng tôi để phụ giúp ông già giải thích nhưng nơi đi qua và những điều tôi cần biết. Từ Hamburg đến Berlin, "xe lửa làng" chạy mất bốn giờ trong khi xe lửa tốc hành chỉ mất hơn một tiếng. Đúng là xe lửa làng! Cứ cách khoảng 10 ể15 phút, đoàn tàu lại dừng ở một trạm làng vắng, có rất ít người lên xuống, rồi lại lăn bánh nhanh dần, nhanh dần… Những cánh đồng hoang và những căn nhà bỏ phế đầy hình vẽ trôi ngược về phía sau một cách buồn tẻ. Ở một trạm dừng khác khá lâu, tôi quan sát một khu bỏ trống hoàn toàn, một nhóm người đi lại và có cảm tưởng người dân Đông Đức lạnh lùng hơn những người Tây Đức đã gặp. Dưới con mắt chủ quan của tôi, ho ỉít biểu lộ tình cảm và cử chỉ thân thiện, ít nhất là trên nét mặt.
Có phải đời sống sau bức màn sắt là như thế? Có phải xã hội đóng kín, nhồi sọ đã tạo ra những con người như thế? Tôi tự trả lời bằng những thái độ hống hách, vô giáo dục của những kẻ mà tôi phải tiếp xúc sau ngày 30/4. Khi được hỏi về điều nầy, Hiệp bảo tôi nhận xét đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Còn một điểm nữa là họ rất liều lĩnh và bất cần đời. Anh tiếp: "Giữa cánh đồng, bạn đã thấy nhiều chòi canh rải rác; trong đó lính canh cộng sản Đức được lịnh bắn hạ tại chỗ những người đang lao động bỏ chạy. Tôi nghĩ rằng không một người nào chạy thoát lằn đạn đại liên và những con chó berger hung dữ". Và để bổ túc cho điểm "bất cần đời", anh kể sau khi Đức thống nhứt, mỗi người dân Đông Đức được lãnh một số tiền cứu trợ. Họ không có gì để mua với số tiền quá lớn mà suốt đời họ chưa từng mơ ước nên rải tung khắp nơi hoặc đem đốt! Anh tiếp: "Có nhiều người Việt làm giàu ngang xương. Đánh hơi được mối lợi lớn, họ ra chợ hốt hết chuối chin hoặc đồ ăn rẻ mạt rồi chạy xe suốt đêm lên Berlin bán với giá cắt cổ. Mà người dân Đông Đức quá đói khổ thì giá nào họ cũng mua!"
Xế trưa, chúng tôi đến ga Berlin. Ga xe lửa lớn và tối tân chưa từng thấy! Nhà ga có nhiều tầng; khi xuống dưới đất để ra cổng, tôi có cảm tưởng như xe lửa đã chạy trên trời! Nơi đầu tiên chúng tôi đi bộ đến là sân cỏ rất rộng trước Toà nhà Quốc Hội, đối diện với nơi làm việc của Thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel. Chờ tôi chụp hình xong Toà Quốc hội có cái bán cầu bằng kính, già Hiệp lôi áo tôi quay lại, chỉ sân trước văn phòng của Thủ tướng Đức và nói đó là nơi lão từng đứng hướng dẫn đồng bào trong các lần biểu tình chống CSVN.
Từ xa, tôi chụp hình những du khách đang sắp hàng vào Toà Nhà Quốc Hội và lên vòm kính bán cầu để nhìn toàn cảnh thành phố Berlin. Kế đến, chúng tôi thả bộ đến nghĩa trang Do Thái, một khu tiêu biểu dành cho 6 triệu người Do Thái bị đã giết bởi những người Đức cuồng sát. Giữa chốn phồn hoa đô hội, hàng trăm nấm mộ nổi đang nằm buồn thảm. Những khối xiểmăng màu xám nhô lên hàng hàng lớp lớp như để nhắc nhở loài người nhớ mãi vết nhơ của dân tộc Đức. Để làm ấm lòng những người đã nằm xuống và những gia đình nạn nhân còn sống sót, bà Thủ tướng Đức đã chính thức nhận lỗi cho dân tộc mình và cúi đầu trước những hồn oan ngoại chủng. Trong khi đó hàng năm CSVN vẫn tổ chức ăn mừng chiến thắng Mậu Thân. Có lẽ họ thích khiêu vũ với hàng ngàn âm hồn đang vất vưỡng quanh kinh thành Huế! Sau đó chúng tôi đi đến Quảng trường Tự Do, iếng Đức kêu là "Brandenburg Tor".
Giữa cảnh người đi lại tấp nập, tôi chợt thấy một hàng người của Pháp Luân Công ngồi thiền giữa trưa trời nắng gắt sau một tấm biểu ngữ dài để phản đối Trung Cộng tra tấn rất dã man và sát hại nhiều người trong môn phái. Đàng kia, nhiều đám đông bu quanh những người đóng vai pho tượng cho du khách chụp hình. Qua một bà trang phục màu chì, và mặt cũng sơn màu xám chì là hai pho tượng lính Đức. Tôi thả tiền lẻ trong một cái lon rồi nhảy lên đứng giữa. Người bên phải của tôi là người thật, nhưng giả làm một anh lính, bên trái là tượng thật của một sĩ quan Đức.
Cẩm Hương lại hối đi để kịp viếng các nơi khác. Cô cao giò dài bước làm tôi theo muốn hụt hơi đến một con sông. Đến nơi, cô bảo đây là sông SPREE lịch sử của nước Đức. Chỗ tôi chụp hình chỉ rộng độ 30 m là cùng. Theo thỏa hiệp quốc tế, người nào qua hơn nửa con sông thì thuộc về bờ bên đó. Trong quá khứ có rất nhiều người bên phía Đông Đức liều mạng bơi qua sông để tìm tự do, nhưng hầu hết đều bị lính cộng sản Đông Đức bắn chết, trước khi đến bến bờ Tự Do! Trong hình trên, các thập tự giá là dấu tích tưởng niệm những người đã chết. Chúng tôi cũng đến viếng nhà thờ cụt đầu đã bị quân đội đồng minh ném bom cụt mất phần trên trong đệ nhị thế chiến; nhưng chính phủ Đức giữ y nguyên di tích lịch sử. Rời nhà thờ cụt đầu, chúng tôi lấy xe bus đi xem di tích của bức tường Ô Nhục cách đó khoảng 5 km.
BERLIN WALL: Curtain of shame!
Để biết thêm về Bức Tường Ô Nhục, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi ôn lại một giai đoạn ngắn lịch sử của nước Đức: ể1945: Sau khi đầu hàng đồng minh; nước Đức bị cắt đôi đôi bởi hiệp định Postdam (Postdam Agreement). ểTrong chiến tranh lạnh 1949–1962, Stalin, rồi đến Krushchev làm mưa làm gió ở Âu châu; đặc biệt là áp đặt chế độ CS lên đông Đức. ểKinh tế tây Đức sung túc và đời sống chính trị dễ thở hơn đông Đức rất nhiều nên dân đông Đức tìm mọi cách đô xô qua phía bên kia để tìm cuộc sống mới. ểTừ tháng 1 đến tháng 8/1961, đã có 160.000 người vượt tuyến tìm tự do. Và cũng tính đến 1961, con số không chính thức ghi nhận tổng cộng 3 triệu ngừời, chiếm 1/6 dân số đông Đức dã sang tây Đức bằng mọi cách. ểTrước tình trạng mất dân ngày càng trầm trọng, phe cộng sản Xô Viết ểCộng Hoà Dân Chủ Đức quyết định lập "bức màn sắt" (Iron Curtain). Chủ tịch đông Đức Erich Honecker ra lịnh cho công binh đúc những tấm xiểmăng cốt sắt, và chuẩn bị gạch, đá, bột thạch cao và các vật liệu xây dựng khác từ trước. ểRạng ngày 13/8/1961, người Đức cả hai miền đông, tây Berlin bàng hoàng trước hàng rào kẻm gai xuất hiện đột ngột cắt 192 con đường, gồm 97 đường thuộc đông Đức và 95 thuộc tây Đức.. Kể từ đấy thân nhân, bạn bè không còn được qua lại thăm viếng nhau nữa, và họ còn biết phóng mắt qua hàng rào ngăn cách để tìm thấy nhau. ểNgay sau đó một bức tường dài 27 miles (43 km) chia cách đông và tây Berlin được dựng lên. Đông Đức tuyên truyền là để chống lại những con mắt dọ thám từ phiá tây Đức. Dọc bức tường vây quanh Berlin có hàng trăm vọng gác chiếu đèn rực sáng và hàng chục hầm bunker. Lính gát luôn thay đổi để không biết mặt nhau và được lịnh hạ người nào xâm nhập "vùng tử thần" mà không cần bắn cảnh cáo. Nếu tính cả hàng rào kẻm gai, bải mìn và những chướng ngại vật khác, "bức tường sắt" có chiều dài 166km (một tài liệu khác viết 177 km).
Với "bức tường tử thần" đông Đức tin tưởng sẽ không mất dân nữa; nhưng dân chúng khát khao tự do vẫn tìm mọi cách sang tây Đức. Ban đêm họ đào hầm, trèo tường hoặc liều mạng vượt qua bải mìn và hàng rào kẻm gai; nhưng đều bị bắn chết trước khi trèo lên tường.
Peter Fechter lies dying after being shot by East German border guards. Photo achieved international notoriety, 1962.
Năm 1987, TT Reagan viếng đông Đức và trong một bài diễn văn nẩy lửa tại Berlin, ông chỉ bức tường và nói với ông Gorbochev "Tear this wall down!", ểKết quả, hai năm sau, tường bị hạ vào năm 1989. Bức tường sắt mà cộng sản Đức tin sẽ đứng vĩnh viễn chỉ tồn tại có 28 năm! Khi dân chúng đông và tây Bá Linh dùng búa tạ đập vỡ chỗ đầu tiên, họ tiến đến ôm nhau và reo hò mừng ngày sum họp! Lời nói của vị Tổng thống Hoa Kỳ đã đưa đến sự sụp đổ của bức tường ngăn cách Bá Linh và lót đường cho sự thống nhất nước Đức ngày 3/10/1990. Đó là tôi cố gắng tóm tắt lịch sử bức tường Bá Linh mà người Tây Đức gọi là Bức Tường Ô Nhục. Thực tế, chúng tôi đã đến viếng một đoạn còn giữ lại khoảng 1 km của bức tường để làm di tích lịch sử. Hai người hướng dẫn thay nhau giải thích. Sau khi xem bức tường thứ nhứt cao chừng 4 m, dày 1 lớp gạch, nhưng rất kiên cố ở các vọng gác; người cha dẫn chúng tôi vào bên trong, chỉ bức tường thứ hai cách 100 m và nói người nào qua được bức tường bên trong còn phải qua vùng tử địa đầy mìn bẩy trước khi đến bức tường chính bên ngoài. Còn người con thì rủ tôi xuống một hầm bunker cho biết, nhưng tôi từ chối vì rất ngại... chun xuống lỗ!
Cô còn nói, muốn sang đông hoặc tây Bá Linh, các giới chức ngoại giao và quân sự đều phải khai báo và bị kiểm soát gắt gao bởi những Checkpoints như Checkpoint Alfa, Checkpoint Bravo và Checkpoint Charlie (bỏ từ 1990). Trước khi đi vào Quảng trường Tự Do, người cha cũng đã chỉ cho tôi thấy 2 hàng gạch đỏ dưới đường và nói đường viền nầy kéo dài 20 km để kỷ niệm vị trí cũ của Checkpoint Charlie và chân bức tường Berlin.
Lời kết:
Nói cám ơn hai người bạn nhiều lời cũng vô ích! Ngoài mối thâm tình giữa tôi và Hồ Bửu Hiệp, mọi người trong gia đình họ Hồ Bửu, kể cả các cháu đã dành cho chúng tôi tất cả cảm tình thân thiết. Tới bữa tiệc chót chia tay, tôi rất cảm kích khi Hiệp xì cho biết anh đã giao việc tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương lại cho những người khác làm để dành hết thì giờ đón tiếp vợ chồng chúng tôi, mặc dù anh là Hội trưởng Hội Cao Niên, có nhiệm vụ lo mọi việc.
Ngoài ra, anh cũng rất bận tổ chức cho bà con đi Hanover dự lễ Phật Đản tại Chùa Viên Giác, một chuyến qua thăm Tiệp Khắc cho người Việt tị nạn cs tại Hamburg, và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của phái đoàn sắp đến. Xin hẹn với bạn hai bạn sẽ trở qua Hamburg lần nữa, và hẹn với độc giả thân ái sẽ viết về một chuyến đi khác.
Trà Nguyễn
14/7/2008